Bệnh đái tháo đường - chế độ ăn và luyện tập

Nguy cơ biến chứng tim mạch ở những bệnh nhân đái tháo đường là rất cao nhưng luyện tập thể thao có thể hạn chế tốt những biến chứng này vì hạn chế được tăng huyết áp, giảm được cholesterol có hại, cải thiện chức năng tim mạch của người bệnh như làm giảm nhịp tim lúc nghỉ, làm tăng khả năng co bóp tống máu của cơ tim, duy trì sự dẻo dai của cơ xương khớp. Tuy nhiên bệnh nhân cần có sự hiểu biết về chế độ ăn uống và luyện tập.

1. BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG LÀ GÌ?

1.1. ĐTĐ là tình trạng tăng đường máu mạn tính do thiếu insulin hoặc insulin bị đề kháng (giảm tác dụng) gây ra nhiều biến chứng ở tim, não, thận, mắt, thần kinh...

1.2. Các type bệnh ĐTĐ:

ĐTĐ type 1: Thường ở người dưới 35 tuổi, triệu chứng rầm rộ và cần điều trị insulin từ đầu.

ĐTĐ type 2: Thường ở người trên 35 tuổi, triệu chứng từ từ, có thể điều trị bằng chế độ ăn và các thuốc uống nhưng cũng có thể phải điều trị bằng insulin.

1.3. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTD là:

  • Người trên 40 tuổi.
  • Người béo phì, đặc biệt là những người béo bụng.
  • Người có anh chị em ruột hoặc bố, mẹ bị ĐTĐ.
  • Người có tăng HA, rối loạn mỡ máu, có bệnh mạch vành.
  • Những phụ nữ đẻ con to trên 4kg

1.4. Làm thế nào để nhận biết được bệnh ĐTĐ:

  • Đi đái nhiều lần, nước tiểu có thể có kiến hoặc ruồi bâu.
  • Khát nước nhiều, thích uống nước đá hoặc nước ngọt.
  • Chóng đói, ăn rất khoẻ những vẫn gầy sút cân.
  • Luôn thấy mệt mỏi, có cảm giác không đủ sức làm việc gì.
  • Nhìn mờ một hoặc cả hai mắt, da hay có mụn nhọt hoặc ngứa nhiều

* Tuy nhiên có tới trên 50% bệnh nhân ĐTĐ type 2 không có hoặc có rất ít triệu chứng, vì thế thường được chẩn đoán muộn 8 - 10 năm.

1.5. Vai trò của thông số HbA1C:

  • HbA1C là phần hemoglobin của hồng cầu gắn với glucose trong máu, mức độ gắn nhiều hay ít tuỳ thuốc vào nồng độ đường trong máu tại khoảng thời gian đó (3 - 4 tháng) cao hay thấp.

  • HbA1C đánh giá mức kiểm soát đường máu trong vòng 3 - 4 tháng ngay trước đó.

  • Mục tiêu của điều trị ĐTĐ là duy trì HbA1C < 7%.

2. CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỆNH ĐTĐ

2.1. Chế độ ăn có vai trò như thế nào trong điều trị bệnh ĐTĐ?

  • Chế độ ăn là biện pháp điều trị ĐTĐ nền tảng, cần được thực hiện đầu tiên.
  • Một số bệnh nhân kiểm soát tốt đường máu chỉ bằng chế độ ăn và luyện tập thích hợp.
  • Bệnh nhân ĐTĐ vẫn cần một chế độ ăn đa dạng, có đủ chất dinh dưỡng
  • Chế độ ăn điều trị bệnh ĐTĐ thường bị thất bại do những thói quen xấu hoặc sự thiếu hiểu biết của bệnh nhân và người nhà.

2.2. Chế độ ăn điều trị bệnh ĐTĐ như thế nào là đúng?

  • Bệnh nhân ĐTĐ nên chọn các loại thức ăn chứa các đường hấp thu chậm, có chỉ số đường máu thấp để hạn chế mức tăng ĐM, đồng thời có cảm giác no sớm hơn.
  • Bữa ăn có đủ số calo theo cân nặng và mức độ hoạt động của người bệnh.
  • Ăn nhiều và chia làm nhiều bữa.
  • Ăn nhiều chất xơ, vừa phải chất béo, ít đường và đồ ngọt, đủ vitamin và muối khoáng.
  • Hạn chế uống rượu bia, uống đủ nước.

2.3. Một số quan niệm sai lầm về áp dụng chế độ ăn điều trị ĐTĐ.

  • Người bệnh ĐTĐ cần có chế độ ăn đặc biệt và khác biệt so với gia đình?
  • Không được ăn cơm vì có nhiều chất bột.
  • Các thức ăn nhiều mỡ không ảnh hưởng đến ĐM vì nó không phải là glucid?
  • Các loại dầu thực vật tốt cho sức khỏe nên càng nhiều càng tốt?
  • Không được phép ăn uống bất cứ loại thức ăn hoặc đồ uống nào có đường sữa?
  • Có thể cho ăn nhiều thịt vì thịt không chứa glucid?

 

3. TẬP LUYỆN ĐIỀU TRỊ ĐTĐ

3.1. Các lợi ích của tập thể dục thể thao ở bệnh nhân ĐTĐ:

  • Làm giảm đường máu cả trong và sau khi tập thể dục.
  • Làm tăng nhạy cảm và tăng tác dụng của insulin.
  • Làm giảm các biến chứng tim mạch do làm giảm mỡ máu và huyết áp.
  • Làm giảm cân, loại bỏ bớt lượng mỡ thừa ở các BN béo phì.

3.2. Các nguy cơ có thể xảy ra trong và sau khi tập TDTT:

  • Nguy hiểm nhất là hạ đường máu xuống quá thấp.
  • Ngược lại, một số bệnh nhân khi tập nặng lại có thể bị tăng ĐM, nhiễm toan ceton.
  • Tập nặng có thể làm tăng nguy cơ bị các biến chứng tim mạch và các biến chứng mạn tính khác của ĐTĐ.

3.3. Các nguyên tắc tập luyện an toàn và hiệu quả:

  • Phải xin ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu tập.
  • Phương pháp tập thích hợp, cường độ trung bình, tăng dần.
  • Một buổi tập gồm 3 giai đoạn: Khởi động, tập chính và thư giãn kết thúc.
  • Tập ít nhất 3 ngày/tuần. Nếu muốn giảm cân, phải tập ít nhất 5 ngày/tuần.
  • Kiểm tra bàn chân sau mỗi lần tập.
  • Không tập trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh và khi đường máu rất cao.
  • Lựa chọn môn thể thao ưa thích, nên tập cùng người thân hoặc bạn bè.

3.4. Cách đề phòng hạ đường máu trong khi tập luyện:

  • Không tập quá gần hoặc quá xa các bữa ăn, không tập ngay sau khi tiêm insulin.
  • Nếu tập nặng hoặc kéo dài cần ăn thêm một bữa nhẹ carbohydrate ( đường, bột).
  • Xem xét giảm liều mũi tiêm insulin trước khi tập.
  • Theo dõi đường máu cả trước và sau khi tập.
  • Không tập nếu đường máu < 5,5 hoặc > 14mmol/l.

Bs.Ts Nguyễn Quang Bảy

Được thành lập năm 1998,  Phòng khám Binh Minh  đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinhTiêu hoá, Gan mậtNội tiết -Tiểu đườngThận tiết niệuNam khoaPhụ sảnCơ xương khớpTai mũi họng...

  Trong khám Nội tiết – Đái tháo đường có Tiến sĩ, Bác sĩ, Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai; Giảng viên  trường Đại học Y Hà Nội, Tổng thư ký Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam tham gia khám chữa bệnh tại Phòng khám Binh Minh vào sáng Chủ nhật hàng tuần. 

 

Xem thêm: 

Bệnh tim mạch và bệnh đái tháo đường có mối liên hệ như thế nào?

 

tin tức nổi bật