Bệnh nhân đái tháo đường bị Hạ Đường huyết nên vào cấp cứu ở đâu ???


    Hầu như ngày nào khoa chúng tôi cũng có BN vào viện vì bị hạ đường huyết nặng. Có lẽ do BV Bạch Mai “quá uy tín” nên rất rất nhiều BN đái tháo đường khi bị hạ đường huyết hoặc có rối loạn ý thức đều được đưa thẳng lên BV Bạch Mai, dù có khi nhà cách BV Bạch Mai đến 200 Km.

    Tuy vui vì được nhân dân khắp nơi tin tưởng nhưng xin “nghiêm khắc phê bình” các bác vì các bác BN Đái tháo đường đã có một số “Khuyết điểm nghiêm trọng” đến mức phải “rút kinh nghiệm sâu sắc”. Cụ thể là:

1. Nếu bị hạ đường huyết nhẹ như thấy đói, cồn cào, run chân tay... thì các BN ĐTD nên đo ngay đường huyết mao mạch, nếu < 4,0 mmol/L thì chắc chắn đã bị hạ đường huyết. Các BN cần uống nước đường, sữa có đường, nước ngọt hoặc ăn ngay đồ ăn có tinh bột. Khi hết cơn đói thì gọi điện trao đổi với Bác sỹ hoặc thu xếp đi khám lại sớm

2. Nếu bị hạ đường huyết nặng với các biểu hiện rối loạn ý thức, lơ mơ, hôn mê... thì người nhà CẦN ĐƯA NGAY VÀO CƠ SỞ Y TẾ GẦN NHẤT, có thể là BV huyện hay trạm y tế. Hãy nói với nhân viên y tế ở đó là BN đang điều trị đái tháo đường và có thể đang bị hôn mê hạ đường huyết nặng. Nếu được truyền Glucose ưu trương (10 – 30%) thì đại đa số BN sẽ tỉnh lại sớm, khi đó hãy đưa lên BV Bạch Mai.

3. Nếu bị hôn mê do hạ đường huyết kéo dài (có thể trên 6 – 8h) mà không được cấp cứu bằng truyền glucose thì BN có nguy cơ cao bị co giật hoặc chết não. Nguyên nhân là não là cơ quan chỉ sử dụng nguồn năng lượng glucose nên khi glucose máu quá thấp thì nó sẽ bị chết trước các cơ quan khác. Vì vậy với BN bị hạ đường huyết nặng thì thời gian còn quý hơn cả vàng dù giá vàng đang rất cao.

4. Khi đi cấp cứu, BN ĐTĐ và người nhà phải mang theo các thuốc hoặc đơn thuốc đang dùng vì đó là cơ sở để chúng tôi biết nguyên nhân gây hạ đường huyết là loại thuốc gì, dự kiến hạ đường huyết sẽ kéo dài bao lâu, và cả các bệnh đi kèm nhất là suy thận... để có hướng cấp cứu phù hợp, và sẽ điều chỉnh lại các phác đồ điều trị khi ra viện để tránh tái phát hạ đường huyết.

Coppy từ FB của Ts.Bs Nguyễn Quang Bảy

 

Được thành lập năm 1998,  Phòng khám Binh Minh  đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinhTiêu hoá, Gan mậtNội tiết -Tiểu đườngThận tiết niệuNam khoaPhụ sảnCơ xương khớpTai mũi họng...

   Trong khám Nội tiết – Đái tháo đường có Tiến sĩ, Bác sĩ, Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai; Giảng viên  trường Đại học Y Hà Nội, Tổng thư ký Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam tham gia khám chữa bệnh tại Phòng khám Binh Minh vào sáng Chủ nhật hàng tuần. 

Xem thêm:

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT KHI BỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

LỊCH KHÁM CÁC CHUYÊN KHOA,  LỊCH KHÁM CỦA GIÁO SƯ - TIẾN SĨ

 

tin tức nổi bật