Nguyên nhân tiểu đường là gì, những điều cần biết!

Bạn có biết nguyên nhân tiểu đường ( đái tháo đường ) và các yếu tố nguy cơ gây bệnh là gì? Tiểu đường đang là căn bệnh phổ biến của cuộc sống hiện đại. Bệnh gây rất nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh.

1- Nguyên nhân tiểu đường tuýp 1

Bệnh tiểu đường tuýp 1: Còn được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên, loại này xảy ra khi tuyến tụy không tự sản xuất được insulin. Những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 phụ thuộc vào insulin suốt đời, có nghĩa là họ phải dùng insulin nhân tạo hàng ngày để sống.


Cho đến nay các bác sĩ vẫn chưa xác định được nguyên nhân tiểu đường type 1 nhưng họ khẳng định rằng trong hầu hết những nguyên nhân tiểu đường tuýp 1 hệ thống miễn dịch thường chống vi khuẩn và vi rút có hại đã tấn công nhầm và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy, dẫn đến cơ thể không thể sản xuất đủ insulin hoặc không thể sản xuất insulin. Vì vậy bệnh tiểu đường type 1 còn có một cái tên khác là bệnh tiểu đường tự miễn.

Do cơ thể tiếp xúc với một số loại vi rút, có thể là: Epstein-Barr, coxsackievirus, cytomegalovirus hoặc virus quai bị có thể phá hủy các tế bào tiểu đảo, hoặc các vi rút trực tiếp có thể lây nhiễm các tế bào tiểu đảo.

Những nguyên nhân tiểu đường type 1 còn bao gồm mắc các bệnh khác như xơ nang ảnh hưởng đến tuyến tụy, phẫu thuật loại bỏ tuyến tụy, và chứng viêm (sưng, kích thích) tuyến tụy nặng cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường bằng cách gây tổn thương đến tụy

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể có liên quan đến gene di truyền.Trong gia đình, nếu bố mẹ đều có tiền sử bệnh tiểu đường tuýp 1 thì khả năng di truyền cho con là 30%. Nếu chỉ bố bị tiểu đường thì khả năng con bị di truyền là khoảng 6%, còn chỉ duy nhất mẹ thì tỷ lệ di truyền là 4% và 1% khi người phụ nữ trên 25 tuổi.

2- Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2

Có đến 85% người bị bệnh tiểu đường nằm trong loại bệnh tiểu đường tuýp 2. Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2 là cơ thể trở nên kháng với insulin hoặc tuyến tụy không sản xuất đủ insulin để vận chuyển glucose vào tế bào.
Không giống như tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 vẫn có thể tạo ra insulin nhưng các tế bào trong cơ thể không phản ứng với nó hiệu quả. Đây là loại tiểu đường phổ biến nhất, và nó có liên quan chặt chẽ với béo phì.


Bệnh tiểu đường tuýp 2 bắt nguồn từ sự kết hợp của các yếu tố di truyền và lối sống. Một số nguyên nhân tiểu đường tuýp 2 có thể kể đến như:
- Thừa cân hoặc béo phì:  cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Những người béo phì trong cơ thể cuất hiện chất kháng insulin làm cho các tế bào chống lại tác động của insulin lên lượng đường trong máu.
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn uống dư thừa chất béo, dư thừa tinh bột khiến cho tuyến tụy phải làm việc hết công suất, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng.
- Lười vận động: Khi bạn dung nạp nhiều năng lượng mà không chịu vận động thì tuyến tụy phải sản xuất insulin nhiều hơn để đưa glucose vào tế bào, chuyển hóa thành năng lượng. Nếu làm việc quá tải sẽ khiến tuyến tụy bị suy yếu, dần dần mất khả năng sản xuất insulin.
- Stress:Tình trạng stress kéo dài cũng có thể khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Bên cạnh đó, một số loại thuốc điều trị về thần kinh, nhất là do stress tâm lý có thể là yếu tố nguy cơ tiểu đường.
- Hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người không hút thuốc 14%. Khói thuốc ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin cũng như giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
- Gen di truyền: cũng như bệnh tiểu đường tuýp 1 tiền sử gia đình và gen cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Đây cũng là nguyên nhân tiểu đường khá phổ biến.

3- Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ

Loại này xảy ra ở phụ nữ khi mang thai, khi đó cơ thể trở nên ít nhạy cảm hơn với insulin. Bệnh tiểu đường thai kỳ không xảy ra ở tất cả phụ nữ và thường hết sau khi sinh. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn còn nhiều rủi ro phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 nếu đã từng mắc tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ là kết quả của sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ. Nhau thai sản xuất hormone làm cho các tế bào của bà bầu ít nhạy cảm hơn với tác dụng của insulin. Điều này có thể gây ra lượng đường trong máu cao khi mang thai.

Ngoài ra, khi mang thai, cơ thể bổ sung khá nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải khi nào tuyến tụy cũng hoạt động hiệu quả, sản xuất một lượng insulin vừa đủ và kịp thời để đáp ứng lượng glucose cần được chuyển hóa. Vì vậy mà gây ra bệnh tiểu đường thai kỳ.

Phụ nữ thừa cân khi mang thai hoặc tăng cân quá nhiều trong thai kỳ có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi ( dị tật bẩm sinh, thai to, đa ối, sẩy thai…) nên rất cần được sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả.


Sưu tầm

  Được thành lập năm 1998,  Phòng khám Binh Minh  đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinhTiêu hoá, Gan mậtNội tiết -Tiểu đườngThận tiết niệuNam khoaPhụ sảnCơ xương khớpTai mũi họng...

Trong khám Nội tiết – Đái tháo đường có Tiến sĩ, Bác sĩ, Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai; Giảng viên  trường Đại học Y Hà Nội, Tổng thư ký Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam tham gia khám chữa bệnh tại Phòng khám Binh Minh vào sáng Chủ nhật hàng tuần. 

 

Xem thêm :

 MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT KHI BỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

LỊCH KHÁM CÁC CHUYÊN KHOA,  LỊCH KHÁM CỦA GIÁO SƯ - TIẾN SĨ

tin tức nổi bật