10 Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh Đái tháo đường

     Khoảng 2 triệu người Việt Nam hiện mắc bệnh đái tháo đường ( tiểu đường) nhưng có đến 65% người bệnh không hề biết mình có bệnh này.

   Do thói quen ăn uống không hợp lý cùng với nhiều nguyên nhân khác khiến nhiều người dù còn rất trẻ đã có nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường (tiểu đường). Tuy nhiên, nếu phát hiện ngay từ sớm thì bạn có thể kiểm soát bệnh và điều trị bệnh hiệu quả hơn.

5 dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh  tiểu đường tuýp 1 là một bệnh tự miễn dịch, những người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 cần phải tiêm insulin để bù đắp lại sự thiếu hụt từ các tế bào beta trong cơ thể. Do đó, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 thường phải tiêm insulin.

Dưới đây là 5 dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường tuýp 1 mà bạn không nên chủ quan xem thường:

  • Khát nước: Nếu bạn cảm thấy khát thì có nghĩa là cơ thể của bạn đang bị thiếu nước. Thế nhưng, khi thường xuyên gặp phải tình trạng khát nước thì nên cẩn thận vì có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường.

  • Thường xuyên mệt mỏi, khó chịu: Khi bạn luôn cảm thấy buồn ngủ, thậm chí còn dễ cáu kỉnh, bực bội và chẳng muốn làm bất cứ việc gì thì cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo lượng đường đang tích trữ nhiều trong cơ thể. Điều này cũng khiến bạn luôn muốn nghỉ ngơi và không có năng lượng để nhấc mình ra khỏi giường.

  • Đi tiểu đêm: Nếu thường xuyên thức dậy vào ban đêm để đi tiểu thì bạn cũng không nên chủ quan bỏ qua dấu hiệu này vì có thể là do bệnh tiểu đường gây ra.

  • Hay đói bụng: Có thể là do mức độ insulin và glucose trong cơ thể bạn đang giảm mạnh, từ đó dẫn đến tình trạng thường xuyên đói và muốn tìm đồ ăn để nạp vào cơ thể.

  • Giảm cân đột ngột: Chính việc giảm cân quá nhanh trong khi bản thân đang không theo bất kỳ chế độ ăn kiêng nào cũng là một dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường. Lúc này, bạn nên chủ động đi khám càng sớm càng tốt để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mình.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 khi tìm được nguyên nhân và giải quyết được tận gốc, bệnh có thể khỏi hoàn toàn.

5 dấu hiệu nhận biết bệnh  tiểu đường (Đái tháo đường) tuýp 2

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có những biểu hiện khác so với tuýp 1. Hệ thống tự miễn dịch của người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 không tấn công các tế bào beta. Thay vào đó, bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể mất khả năng đáp ứng lại insulin. Tình trạng này được gọi là kháng insulin.

Các triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể ủ trong cơ thể bạn từ nhiều năm mà chính bạn cũng chưa từng để ý. Do đó, hãy tìm hiểu về các dấu hiệu cảnh báo bệnh ngay từ bây giờ để kịp thời phòng tránh và có thể thực hiện Sàng lọc bệnh Đái tháo đường.

  • Suy giảm thị lực: Khi bắt đầu có dấu hiệu giảm tầm nhìn, nhìn mờ thường xuyên thì đừng chủ quan xem thường mà nên đi khám để phát hiện bệnh sớm. Biến chứng làm giảm thị lực là biến chứng sớm và dễ nhận thấy nhất của bệnh Tiểu đường

  • Da tái nhợt, sạm màu: Nếu nhận thấy làn da có dấu hiệu khô tái, sạm màu ở dưới cánh tay hoặc vùng xung quanh cổ thì hãy cẩn thận vì có thể là bạn đã mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

  • Máu lưu thông kém: Do máu lưu thông kém nên khiến làn da của bạn bị khô và ngứa, biến chứng viêm tắc các mạch ngoại vi, đó là triệu chứng của bệnh tiểu đường.

  • Vết thương lâu lành: Khi cơ thể của bạn có những vết thương hở hay vết bầm tím quá lâu lành thì có thể là một dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường.

  • Ngứa ran, tê tay chân: giảm cảm giác, tê bì hoặc nóng rát; cuối cùng là mất cảm giác bàn chân hoặc cẳng chân. Đây là một dấu hiệu cho thấy bệnh tiểu đường đã bắt đầu tác động lên các dây thần kinh của bạn.

Theo Helino

Được thành lập năm 1998, trong suốt quá trình hình thành và phát triển Phòng khám đa khoa Bình Minh 103 Đường Giải Phóng Hà Nội được sự quan tâm, hợp tác, giúp đỡ của nhiều Giáo sư, Tiến sĩ, Chuyên viên đầu ngành, Bác sĩ tại các bệnh viện lớn của trung ương và Hà Nội.

Phòng khám Binh Minh  đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinhTiêu hoá, Gan mậtNội tiết -Tiểu đườngThận tiết niệuNam khoaCơ xương khớpTai mũi họng...

Khám Nội tiết -Tiểu đường có Tiến sĩ bác sĩ Nguyễn Quang Bảy trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường khám bệnh vào sáng Chủ nhật hàng tuần

 

 Xem thêm:

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT KHI BỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

LỊCH KHÁM CÁC CHUYÊN KHOA,  LỊCH KHÁM CỦA GIÁO SƯ - TIẾN SĨ

 

tin tức nổi bật