Bệnh Suy Giáp

   Suy giáp là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, sản xuất hormon tuyến giáp không đủ so với nhu cầu của cơ thể, gây nên tổn thương ở các mô, cơ quan, các rối loạn chuyển hóa trên lâm sàng và xét nghiệm.

1. Tổng quan bệnh Suy giáp

Suy giáp là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, sản xuất hormon tuyến giáp không đủ so với nhu cầu của cơ thể, gây nên tổn thương ở các mô, cơ quan, các rối loạn chuyển hóa trên lâm sàng và xét nghiệm.

Bệnh thường gặp ở phụ nữ, chiếm tỉ lệ 2%; trong khi ở nam giới chỉ có 0,1%. Suy giáp cận lâm sàng gặp ở 7,5% phụ nữ và ở 3% nam giới, tăng dần theo tuổi. Suy giáp bẩm sinh gặp ở 1/5000 trẻ sơ sinh.

 

2. Triệu chứng

Không chịu được lạnh, mệt mỏi, chu kỳ kinh nguyệt bất thường, tăng cân không giải thích được, trầm cảm, tóc mỏng và giòn, khàn giọng, da dày lên, chân sưng, lú lẫn, hôn mê.

3. Nguyên nhân bệnh Suy giáp

3.1. Nguyên nhân suy giáp tiên phát:

*Nguyên nhân tại tuyến giáp:

- Viêm tuyến giáp mãn tính tự miễn Hashimoto là nguyên nhân thường gặp, có cơ chế bệnh lý tự miễn. Bệnh xảy ra ở phụ nữ trong 95% trường hợp, chủ yếu ở lứa tuổi 30 - 50. Về hình thái có thể có bướu giáp hoặc teo tuyến. Nhu mô tuyến giáp bị phá huỷ dần và cuối cùng dẫn đến suy giáp. Trong bệnh viêm tuyến giáp mãn tính Hashimoto hầu như luôn luôn có sự xuất hiện của kháng thể kháng Thyroperoxydase (TPO) gặp trong hơn 95% trường hợp.
- Tuyến giáp teo ở phụ nữ mãn kinh.
-  Viêm tuyến giáp bán cấp tái phát nhiều lần.
-  Những khiếm khuyết bẩm sinh trong quá trình tổng hợp và bài tiết hormon giáp trạng.
-  Rối loạn chuyển hoá i-ốt: Thừa hoặc thiếu iod.
-  Rối loạn gen tại tuyến giáp.
-  Không có tuyến giáp.

*Nguyên nhân sau điều trị:
-  Sau phẫu thuật tuyến giáp (cắt quá nhiều hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp).
-  Sau điều trị Basedow bằng iod phóng xạ: bệnh suy giáp có thể xuất hiện sau 1 đến vài năm.
-  Sau điều trị Basedow bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp quá liều.

3.2. Nguyên nhân suy giáp thứ phát:

Do tổn thương tuyến yên gây giảm/mất khả năng sản xuất TSH vì:
-  Khối u lành hoặc ác tính của tuyến yên.
-  Sau phẫu thuật tuyến yên hoặc chấn thương tuyến yên.
-  Hoại tử tuyến yên do mất máu sau đẻ (hội chứng Sheehan).

4. Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.
  • Các xét nghiệm sẽ được thực hiện để tìm nguyên nhân của hội chứng suy giáp.
  • Xét nghiệm máu toàn bộ, siêu âm tuyến giáp, xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp TSH, xét nghiệm Free Thyroxine ( FT4) và Triiodothyronine (T3)

5. Điều trị bệnh Suy giáp

    Mục tiêu của điều trị là để đảo ngược những nguyên nhân gây ra suy giáp và trả lại mức độ hormone tuyến giáp bình thường. Cung cấp hormone tuyến giáp bằng đường miệng thường hiệu quả nhưng suy giáp nặng có thể cần điều trị tĩnh mạch. Hôn mê Myxedema - dạng nguy hiểm nhất của bệnh, cần phải điều trị ngay lập tức, bao gồm thay thế tĩnh mạch tuyến giáp, steroids, và các biện pháp hỗ trợ khác.

*Nguyên tắc chung:

  • Mọi trường hợp suy giáp phải điều trị, trừ các trường hợp nhẹ mới có biến đổi về xét nghiệm ở những bệnh nhân có nguy cơ mạch vành. Điều trị bằng hormon thay thế đường uống, vĩnh viễn.
  • Cần tiên lượng trước tai biến mạch vành ở các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ.
  • Cần loại trừ hoặc điều trị suy thượng thận trước khi điều trị thay thế hormon tuyến giáp.

6. Phòng ngừa bệnh Suy giáp

    Những bệnh nhân có anti - TPO tăng mà chưa có suy giáp trên lâm sàng thì phải theo dõi và xét nghiệm định kỳ hàng năm để phát hiện sớm và điều trị kịp thời suy giáp.
    Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi chuẩn bị có thai phải được làm xét nghiệm tầm soát và phát hiện sớm bệnh suy giáp do 3 tháng đầu của thai kỳ thì thai nhi chưa hình thành tuyến giáp nên cần lượng hormon giáp lớn cho sự hình thành và phát triển hệ thần kinh. Nếu trong quá trình này mà không được cung cấp đủ (do mẹ bị suy giáp nhưng điều trị không đủ liều) hoặc thiếu hoàn toàn (mẹ bị suy giáp song không được chẩn đoán và điều trị) thì đứa trẻ sinh ra dễ có nguy cơ kém phát triển trí tuệ, đần độn.

   Những đứa con của những bà mẹ bị suy giáp có khuyến cáo được xét nghiệm máu gót chân ngay những ngày đầu sau khi sinh để kiểm tra bệnh lý tuyến giáp.

   Xét nghiệm hormon giáp là một trong các xét nghiệm cần thiết phải làm ở các cặp vợ chồng vô sinh.

   Những phụ nữ có tiền sử đẻ mất máu nhiều phải được khám và phát hiện sớm hội chứng Sheehan.

Theo Benhhoc.com 

Xem thêm: BỆNH TUYẾN GIÁP

Được thành lập năm 1998,  Phòng khám Binh Minh  đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinhTiêu hoá, Gan mậtNội tiết -Tiểu đườngThận tiết niệuNam khoaPhụ sảnCơ xương khớpTai mũi họng...

Trong khám Nội tiết – Đái tháo đường có Tiến sĩ, Bác sĩ, Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai; Giảng viên  trường Đại học Y Hà Nội, Tổng thư ký Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam tham gia khám chữa bệnh tại Phòng khám Binh Minh vào sáng Chủ nhật hàng tuần.

tin tức nổi bật