Bệnh tuyến giáp khi Mang thai

Phòng khám đa khoa Bình Minh xin giới thiệu tới các chị em những người trong tuổi mang thai và sinh con những kiến thức về dấu hiệu dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp khi mang thai chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh cả mẹ lẫn bé.

Khi bà mẹ mang thai bị bệnh tuyến giáp sẽ có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến người mẹ và thai nhi. 

Theo các nghiên cứu tại Mỹ, có khoảng 3-4% các bà mẹ mang thai bị rối loạn chức năng tuyến giáp, chủ yếu là suy tuyến giáp. Ở Việt Nam, nguy cơ bị mắc bệnh tuyến giáp cao hơn vì Việt Nam nằm trong vùng thiếu Iốt. Khi bà mẹ mang thai bị bệnh tuyến giáp sẽ có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến người mẹ và thai nhi. Vì thế phát hiện và xử lý kịp thời bệnh tuyến giáp khi có thai sẽ giảm được các biến chứng nguy hiểm.

1. Nguy cơ khi có thai bị bệnh tuyến giáp:

Trong vòng 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phải phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormon tuyến giáp của người mẹ cung cấp qua rau thai.

Trong những tuần đầu có thai, là thời kỳ hình thành và phân chia các cơ quan của thai nhi, nếu thiếu hormon sẽ gây nên những biến chứng nặng nề. Hậu quả của suy giáp  gây tăng huyết áp ở mẹ, với thai nhi gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, rau bong non và đặc biệt trẻ để ra bị đần độn, chậm phát triển trí tuệ. nếu bị cường tuyến giáp (ít gặp hơn) nhưng cũng có thể gây nên những biến chứng như sảy thai, thai nhẹ cân, tiền sản giật, đẻ non. Nguy hiểm nhất là cơn cường giáp cấp lúc chuyển dạ có thể gây tử vong mẹ và con rất cao.

2. Cần phát hiện bệnh tuyến giáp sớm để tránh những biến chứng:

Phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh tuyến giáp ở phụ nữ có thai có ý nghĩa quan trọng, ngoài việc ngăn ngừa các biến chứng, làm giảm tỷ lệ tử vong mẹ và con còn đảm bảo cho những đứa trẻ sinh ra hoàn toàn khoẻ mạnh về thể chất, tinh thần, trí tuệ tốt…và giảm thiểu các biến chứng.

3. Bà mẹ nào cần được theo dõi bệnh tuyến giáp khi mang thai?

Những thai phụ có nguy cơ cao mắc bệnh tuyến giáp nếu:

  • Đã được chẩn đoán bệnh tuyến giáp trước khi có thai như Basedow, suy giáp, bướu cổ đơn thuần , bướu nhân tuyến giáp…

  • Có tiền sử trong gia đình có người thân (bố, mẹ, chị em…) bị bệnh tuyến giáp.

  • Đã bị bệnh tuyến giáp ở những lần có thai trước.

  • Có tiền sử sản khoa xấu như sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, đẻ con bị dị tật bẩm sinh…

  • Bị bệnh đái tháo đường, bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, luput)

Những  phụ nữ bị bệnh hoặc có nguy cơ cao bị bệnh tuyến giáp cần đi khám ở các khoa nội tiết ngay khi biết có thai để thăm khám lâm sàng và làm các xét nghiệm máu  (hormon FT4 , TSH), nếu nghi ngờ cần siêu âm tuyến giáp và các xét nghiệm đặc biệt.

Các bà mẹ khi mang thai bị bệnh tuyến giáp sẽ được điều trị và theo dõi suốt trong thời kỳ mang thai nhằm đưa nồng độ hormon giáp về bình thường càng nhanh càng tốt.

TS,Bs Nguyễn Quang Bảy

Xem thêm:

 


Trong khám Nội tiết – Đái tháo đường có Tiến sĩ, Bác sĩ, Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai; Giảng viên  trường Đại học Y Hà Nội, Tổng thư ký Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam tham gia khám chữa bệnh tại Phòng khám Binh Minh vào sáng Chủ nhật hàng tuần.

tin tức nổi bật