10 Dấu hiệu gợi ý bệnh lý tuyến Giáp

Tuyến giáp là một bộ phận quan trọng đóng vai trò giải phóng các hormone điều hòa các hoạt động trong cơ thể, có hình dạng con bướm ở phía trước cổ. Tuy đây là một tuyến nhỏ nhưng lại là bộ phận quan trọng và dễ bị xâm nhập dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, bệnh lý gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

Qua nhiều nghiên cứu, tỉ lệ mắc các bệnh lý tuyến giáp khoảng 30% trong số những người từ 18-65 tuổi, tăng lên theo tuổi và thường gặp ở phụ nữ (tỷ lệ 5 nữ/1 nam). Các bệnh về tuyến giáp thường bị bỏ sót không được chẩn đoán từ 20-60% trong tổng số người mắc bệnh. Chính từ điều này đã khiến cho việc thăm khám và điều trị trở nên khó khăn hơn, nhiều người khi phát hiện thì bệnh đã bước sang giai đoạn nặng hơn.

1. Những dấu hiệu của bệnh tuyến giáp

1.1. Bướu cổ/Cổ sưng

Các bệnh về tuyến giáp như bướu giáp hay viêm giáp sẽ luôn đi kèm với một biểu hiện rõ ràng nhất là cổ sưng hay bướu cổ. Tình trạng này thường đi kèm với việc cơ thể thiếu iốt gây ra tình trạng khó hô hấp hay nói chuyện.

1.2. Hội chứng viêm cánh tay, đau cơ khớp

Đau cơ khớp cũng là một trong những triệu chứng của bệnh tuyến giáp. Đối với bệnh suy giáp, bạn sẽ thấy tê ngứa cánh tay do lượng hormone tín hiệu bị thiếu dẫn đến việc não gửi thông tin đến các cơ chậm hơn bình thường. Còn đối với cường giáp, người bệnh rất dễ bị cứng khớp và khó phối hợp các chi.

Đau cơ khớp cũng là một trong những triệu chứng của bệnh tuyến giáp

1.3. Tóc và da suy yếu

Khi bạn bị suy giáp, tóc sẽ giòn, xơ, dễ gãy và da trở nên khô, bong tróc. Tình trạng này xảy ra là do rối loạn hormone tiết ra làm tóc khó tăng trưởng. Người bệnh sẽ dễ bị rụng lông và tóc, da trở nên đặc biệt mẫn cảm.

1.4. Kinh nguyệt không đều, có nguy cơ bị vô sinh

Suy giáp ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề kinh nguyệt. Nếu các kỳ kinh đến sớm với tần suất cao bạn có thể đã bị suy giáp còn nếu kỳ kinh ngắn hơn, ít xuất hiện thì bạn có thể bị cường giáp. Tình trạng này là do nồng độ hormone thay đổi, gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt, và làm thay đổi chu kỳ kinh. Từ đó khiến các nang trứng cũng bị rối loạn theo, khiến quá trình thụ tinh và sinh con trở nên khó khăn.

1.5. Giảm ham muốn

Các bệnh về tuyến giáp đều liên quan trực tiếp đến hormone. Vì thế nếu bệnh phát triển lâu dài sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố estrogen, khiến người bệnh không còn ham muốn và vô sinh. Bệnh tuyến giáp đặc biệt có tác động tới kinh nguyệt cũng như chu kỳ rụng trứng.

1.6. Lượng cholesterol thay đổi

Máu của những người có bệnh về tuyến giáp thường có tỷ lệ cholesterol thất thường. Vì vậy, nếu bạn không sử dụng các loại thuốc về cholesterol hay đang điều trị bệnh lý liên quan mà nồng độ cholesterol vẫn cao thì có lẽ bạn nên đi khám bác sĩ ngay.

1.7. Gặp vấn đề về đường ruột

Hormone tuyến giáp ảnh hưởng tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể và hệ tiêu hóa cũng không phải ngoại lệ. Người bị bệnh liên quan tới tuyến giáp rất dễ gặp các bệnh về đường tiêu hóa. Đối với người bị bệnh suy giáp thì sẽ dễ bị táo bón còn người bị cường giáp thì thường bị tiêu chảy và đau bụng.

Người bị bệnh liên quan tới tuyến giáp rất dễ gặp các bệnh về đường tiêu hóa

1.8. Huyết áp tăng

Hormone từ tuyến giáp có ảnh hưởng lớn đến vấn đề tim mạch, dẫn đến tình trạng kích thích làm tăng giảm nhịp tim và sức bơm máu. Vậy nên nếu huyết áp của bạn thất thường thì có khả năng bạn bị rối loạn tuyến giáp, cường giáp khiến huyết áp bị chậm còn suy giáp khiến huyết áp tăng nhanh.

1.9. Mệt mỏi, trầm cảm và lo âu


Nếu bạn rơi vào tình trạng trầm cảm và hoảng sợ mà chữa trị mãi vẫn không khỏi thì rất có khả năng bạn bị các bệnh về tuyến giáp. Khi mắc các bệnh về tuyến giáp, hormone bị suy giảm do đó cơ sẽ không được thúc đẩy và gây ra tình trạng mệt mỏi. Đặc biệt, cường giáp còn có thể khiến bạn mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.

Serotonin là một loại hormone có tác dụng giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Việc sản xuất quá ít hormone tuyến giáp có thể gây ảnh hưởng đến lượng serotonin trong não. Do đó, khi tuyến giáp hoạt động không tốt, lượng serotonin trong não bị giảm đi, khiến bạn luôn cảm thấy chán nản và mệt mỏi.

1.10. Cân nặng thay đổi

Khi bị cường giáp, bạn luôn có cảm giác đói do các hormone sản sinh liên tục và dù ăn bao nhiêu vẫn bị giảm cân. Còn với suy giáp, bạn không có cảm giác muốn ăn và dù không ăn bạn vẫn tăng cân bất thường. Vậy nên nếu cân nặng của bạn trở nên thất thường mặc dù đã thay đổi khẩu phần ăn thì có thể bạn đã bị bệnh về giáp.


2. Nên làm gì khi có những dấu hiệu về bệnh tuyến giáp?

Nếu bạn gặp phải một trong những dấu hiệu trên hoặc đang nghi ngờ mình bị mắc các bệnh về tuyến giáp thì hãy đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt. Vì trên thực tế, các bệnh về tuyến giáp có thể hoàn toàn được chữa khỏi nếu như được phát hiện kịp thời.

Gói tầm soát, sàng lọc các bệnh lý về tuyến giáp.

Khi đăng ký Gói tầm soát, sàng lọc các bệnh lý tuyến giáp, bệnh nhân sẽ được:

  • Khám, tư vấn với bác sĩ chuyên khoa Nội.
  • Thực hiện các xét nghiệm sơ bộ về Huyết học và Hóa sinh.
  • Siêu âm tuyến giáp, siêu âm Tim, siêu âm ổ bụng.
  • Xét nghiệm tầm soát các bệnh lý về tuyến giáp: FT4, TSH, Anti – TPO, Anti TG.
  • Trả kết quả và tư vấn với bác sĩ.

Sưu tầm

Tham khảo thêm: Bệnh tuyến Giáp

Viêm tuyến giáp Hashimoto - Bệnh nguy hiểm

tin tức nổi bật