Phần lớn người bệnh đái tháo đường(ĐTĐ) đang phải đối mặt với biến chứng của bệnh, đặc biệt là các biến chứng mãn tính như: biến chứng mạch máu, thần kinh và nhiều biến chứng khác. Hậu quả do biến chứng gây ra thường nặng nề, tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng biết cách phòng ngừa và hạn chế.
1. BIẾN CHỨNG MẮT Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ
1.1. Bệnh đáy mắt do ĐTĐ:
1.2. Phòng các biến chứng mắt:
2. BIẾN CHỨNG THẦN KINH Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ
2.1. Các biểu hiện của biến chứng thần kinh ở BN ĐTĐ:
2.2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc biến chứng thần kinh:
Kiểm soát đường máu kém, mắc thêm bệnh tim mạch, tăng huyết áp, béo phì, rối loạn mỡ máu và hút thuốc lá.
Bệnh nhân nam giới, bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cũng dễ bị biến chứng thần kinh hơn các bệnh nhân nữ, bệnh nhân typ 1.
2.3. Phòng ngừa và điều trị biến chứng thần kinh do ĐTĐ:
Phòng ngừa tốt nhất bằng kiểm soát tốt đường máu và các yếu tố nguy cơ.
Điều trị triệu chứng tê bì, nóng rát, đau bằng các biện pháp như đi tất, mặc quần áo dài khi đi ngủ để ngừa chiếu, ga giường chạm vào da gây đau;
Điều trị với các thuốc giảm đau...
3. BIẾN CHỨNG THẬN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
3.1. Những bệnh nhân ĐTĐ nào hay bị biến chứng thận:
Kiểm soát đường máu kém.
Tăng huyết áp, bệnh nhân nam giới, bị ĐTĐ lâu, ĐTĐ týp 1, hút thuốc lá, có bệnh thận khác đi kèm như sỏi thận, nhiễm khuẩn tiết niệu...
Biến chứng thận do ĐTĐ là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận.
3.2. Các triệu chứng và chẩn đoán biến chứng thận:
Giai đoạn sớm chỉ có protein trong nước tiểu. Giai đoạn muộn có hội chứng thận hư, suy thận.
Các triệu chứng của suy thận thường không đặc hiệu: Phù, đái ít, thiếu máu, mất ngủ, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi và giảm trí nhớ, huyết áp cao.
3.3. Ngăn ngừa và điều trị biến chứng thận như thế nào?
Có thể phòng ngừa được biến chứng thận bằng kiểm soát tốt đường máu.
Kiểm soát huyết áp của bệnh nhân ĐTĐ ở mức <125/75mmHg.
Bệnh nhân có suy thận hoặc hội chứng thận hư cần được nhập viện.
Bệnh nhân suy thận giai đoạn 3b hoặc 4 cần được điều trị lọc máu.
4. BIẾN CHỨNG TIM MẠCH Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ
4.1. Tại sao bệnh ĐTĐ hay gây biến chứng tim mạch:
Biến chứng tim mạch là thủ phạm gây tử vong ở 80% các bệnh nhân ĐTĐ. Nguy cơ bị bệnh mạch vành và tai biến mạch máu não tăng 2 - 4 lần.
Biến chứng tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ do các nguyên nhân rối loạn mỡ máu, tăng HA, đường máu cao kéo dài...
Xơ vữa động mạch ở bệnh nhân ĐTĐ thường nặng và ở nhiều vị trí, dễ gây tắc mạch.
4.2. Các biến chứng tim mạch ở BN ĐTĐ có biểu hiện như thế nào?
Tắc hẹp mạch vành nuôi tim gây nhồi máu cơ tim.
Tắc mạch não gây nhồi máu não hoặc vỡ mạch não gây xuất huyết não.
Tắc hẹp các mạch máu ở chân gây đau cách hồi, hoại tử bàn chân, ngón chân.
4.3. Các biện pháp ngăn ngừa biến chứng tim mạch ở BNĐTĐ
Kiểm soát tốt đường máu: HbA1C<7%.
Kiểm soát HA<130/80mmHg.
Điều trị rối loạn mỡ máu.
Các biện pháp khác: Tập thể dục đều; duy trì cân nặng bình thường; bỏ thuốc lá; uống aspirin hàng ngày; điều trị biến chứng thận; làm siêu âm mạch máu 1 năm/lần.
5. BIẾN CHỨNG HẠ ĐƯỜNG MÁU
5.1. Thế nào là hạ đường máu?
Hạ đường máu là khi nồng độ đường glucose trong máu giảm xuống < 4mmol/l.
Hạ đường máu nặng gây tử vong hoặc để lại các di chứng về tâm - thần kinh.
5.2. Các triệu chứng của hạ đường máu như thế nào?
Giai đoạn đầu (đường máu < 4mmol/l): đói, vã mồ hôi, run chân tay, lo sợ...
Giai đoạn sau (đường máu < 3mmol/l): yếu, mệt, đau đầu, nhìn mờ và lơ mơ...
Giai đoạn cuối (đường máu < 2mmol/l): hôn mê, co giật...
Triệu chứng có thể không rõ ở bệnh nhân bị ĐTĐ đã lâu, đã có biến chứng thần kinh, đã bị hạ đường máu nhiều lần.
5.3. Nguyên nhân gây hạ đường máu ở các bệnh nhân ĐTĐ:
Một số nguyên nhân khiến bệnh nhân dễ bị hạ đường máu hơn như:
5.4. Điều trị hạ đường máu:
5.5. Phòng hạ đường máu:
Ăn đủ bữa và đúng giờ hàng ngày; tuân thủ đúng chế độ điều trị do bác sỹ chỉ định và theo dõi đường máu thường xuyên.
6. CHĂM SÓC BÀN CHÂN CỦA NGƯỜI ĐTĐ
Nguy cơ bị loét, hoại tử bàn chân ở người ĐTD cao gấp 20 lần người bình thường.
ĐTĐ là nguyên nhân phổ biến nhất gây cắt cụt chân không do chấn thương.
6.1. Vệ sinh bàn chân:
6.2. Các biện pháp hỗ trợ khi có tắc hẹp động mạch ở chân:
6.3. Điều trị và chăm sóc các vết xước da ở chân:
Bs.Ts Nguyễn Quang Bảy
Tham khảo thêm: Một số điều cần biết khi bị bệnh Đái tháo đường