Các loại đường dùng cho bệnh nhân Đái tháo đường

   Người bệnh tiểu đường cần lưu ý các loại đường an toàn có thể sử dụng trong chế biến thực phẩm, không ảnh hưởng đáng kể đến đường huyết của cơ thể.

1. Lợi ích của đường nhân tạo đối với người bệnh tiểu đường

   Những loại đường nhân tạo dành riêng cho người tiểu đường thường không ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường có thể sử dụng những loại đường nhân tạo được sản xuất dành cho người tiểu đường. Đồng thời cần phải chú ý đến nhiều loại thực phẩm khác trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày để luôn ổn định mức chỉ số đường huyết của cơ thể.

2. Người bệnh tiểu đường nên chú ý đến những loại đường an toàn được sử dụng

  Những loại đường trong tự nhiên ( đường Glucose, Fructose, Sacarose...) thường có mức năng lượng lớn, dễ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần phải sử dụng loại đường riêng trong ăn uống và chế biến.

   Các loại đường này không hoặc sinh ra năng lượng rất it, nhưng có độ ngọt gấp rất nhiều lần đường thường dùng và không chứa nhiều carbohydrate. Các loại đường sử dụng cho người bệnh tiểu đường là đường nhân tạo, đường alcohol, cây cỏ ngọt Stevia. Mỗi loại đường có đặc điểm khác nhau mà người bệnh tiểu đường cần chọn phù hợp với nhu cầu của mình. Các loại đường này đã được chấp nhận sử dụng trong cộng đồng và an toàn nếu được sử dụng ở mức độ cho phép.

  1. Đường Sucralose: Ngọt gấp 600 lần đường thường, ổn định với nhiệt độ. loại đường này có thể thay thế đường ăn khi nấu ở nhiệt độ cao, thích hợp để làm các loại bánh. Mức an toàn là 5mg/kg/ngày.

  2. Đường Saccharin: Ngọt gấp 300 – 500 lần đường thường, không bị huỷ bởi nhiệt. Mức an toàn là 15mg/kg/ngày.

  3. Đường Stevia: độ ngọt gấp 250 -300 lần so với đường tự nhiên, đây là loại chất ngọt tinh khiết được làm phụ gia trong nhiều loại thực phẩm. Đường ăn kiêng cỏ ngọt stevia chiết xuất từ cây cỏ ngọt, liều lượng cho phép là 7,9 mg/kg/ngày.

  4. Đường Aspartame: loại đường này ngọt hơn khoảng 180- 200 lần so với đường ăn thông thường. Loại đường này dễ bị hủy bởi nhiệt nên không được dùng trong lúc nấu trên bếp mà chỉ sử dụng khi đã chế biến xong. Mức an toàn để sử dụng hàng ngày là 50mg/kg/ngày.

  5. Đường Acesulfame Potassium: đây là loại đường được sử dụng phổ biến trong nhiều sản phẩm đóng gói dành cho người tiểu đường. Loại đường này có độ ngọt gấp 200 lần so với lượng đường thông thường. Mức an toàn là 15mg/kg/ngày.

  6. Đường Palatinose: là cacbonhydrat khi vào cơ thể sẽ đươc chuyển hóa thành đường Glucose, cung cấp năng lượng ổn định và liên tục cho tế bào não, có thể thay thế đường mía và giúp ổn định chỉ số đường huyết.

   Khi lựa chọn thực phẩm hay sản phẩm cho người bệnh tiểu đường, nên lưu ý thành phần có các loại đường an toàn trên để không làm ảnh hưởng đến đường huyết trong cơ thể, tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

3- Người bệnh tiểu đường ăn đường được không ?

Có sử dụng đường Nhân tạo cho người tiểu đường hay không ? Đó là quyết định tùy theo sở thích của bạn. Nếu quyết định ăn chất ngọt, bạn nên lắng nghe tư vấn của bác sỹ để biết được lượng phù hợp, đồng thời luôn luôn kiểm tra nhãn và thành phần trên bao bì thực phẩm để có sự lựa chọn đúng đắn.

BS Hồ Thị Nam Huế

    Được thành lập năm 1998,  Phòng khám Binh Minh  đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinhTiêu hoá, Gan mậtNội tiết -Tiểu đườngThận tiết niệuNam khoaPhụ sảnCơ xương khớpTai mũi họng...

   Trong khám Nội tiết – Đái tháo đường có Tiến sĩ, Bác sĩ, Nguyễn Quang Bảy, Trưởng khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai; Giảng viên  trường Đại học Y Hà Nội, Tổng thư ký Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam tham gia khám chữa bệnh tại Phòng khám Binh Minh vào sáng Chủ nhật hàng tuần. 

 

Tham khảo thêm: 

LỊCH KHÁM CÁC CHUYÊN KHOA

Một số biến chứng của bệnh Đái tháo đường

Kiểm soát các biến chứng Tiểu đường nhờ chỉ số “Vàng” HbA1c

 

tin tức nổi bật