Viêm tụy cấp là một trong những nhiễm độc tiêu hóa thường gặp trên lâm sàng, xảy ra sau các bữa ăn chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đạm đặc biệt là sau những lần uống rượu bia. Vậy bệnh viêm tụy cấp có nguy hiểm không? Biểu hiện diễn biến lâm sàng của viêm tụy cấp như thế nào?
1. Viêm tụy cấp là gì?
Viêm tụy cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của các nhu mô tụy, có thể bao gồm cả tổn thương của các tổ chức cơ quan lân cận. Bệnh có khả năng gây tử vong.
Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây nên viêm tụy cấp:
Viêm tụy cấp là một tiến trình tự hủy mô do chính men tụy gây ra. Theo chức năng sinh lý bình thường, tuyến tụy sẽ tiết ra các men tụy amylase, lipase, trypsin... để góp phần vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Các men này được tiết ra dưới dạng không hoạt động và chúng chỉ được hoạt hóa trở thành có tác dụng ở tá tràng. Nhưng do một nguyên nhân nào đó làm tăng nhạy cảm đáp ứng của tế bào nang tuyến tụy với acid, cholecystokinin, acetylcholine, các men này bị hoạt hóa trong chính lòng ống tụy chuyển thành dạng hoạt động gây phá hủy các mô tụy mà dẫn đến tình trạng viêm tụy cấp.
*Lâm sàng viêm tụy cấp biểu hiện qua 3 thể bệnh chính:
2. Triệu chứng của viêm tụy cấp
Triệu chứng lâm sàng của viêm tụy cấp không điển hình nhưng thường gặp các dấu hiệu sau:
3. Bệnh viêm tụy cấp có nguy hiểm không?
Viêm tụy cấp nếu không được điều trị sẽ diễn biến rất nhanh, phức tạp đến các biến chứng nặng, có thể dễ dàng ảnh hưởng đến các cơ quan khác, thậm chí là gây tử vong. Đối với các trường hợp nặng, điều trị hồi sức không đáp ứng, bệnh nhân cần được chỉ định làm phẫu thuật ngay để cắt lọc các phần mô bị hoại tử. Dưới đây là những diễn biến nguy hiểm của viêm tụy cấp:
Viêm tụy cấp là một trong những cấp cứu nội khoa nghiêm trọng, có nhiều biến chứng với tiên lượng nặng bao gồm giảm thể tích tuần hoàn, hoại tử nhu mô tụy, suy hô hấp cấp, nhiễm trùng huyết hay liệt ruột cơ năng... Bệnh nếu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng toàn thân ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan chức năng khác như trụy tim mạch, suy giảm chức năng thận,... đặc biệt gây chảy máu trong tụy có thể dẫn đến nguy cơ tử vong ngay trong những ngày đầu bị bệnh.
4. Chẩn đoán Viêm tụy cấp
* Xét nghiệm máu
Công thức máu: Trong viêm tụy cấp thì bạch cầu có thể tăng, Hematocrit có thể giảm
Chỉ số Amylase/máu tăng trên 3 lần trị số bình thường, tăng đến mức tối đa và có thể kéo dài từ 3 - 5 ngày.
Amylase/nước tiểu tăng trên 2 tuần, chỉ số này chỉ có giá trị khi Amylase/máu tăng chưa đến 3 lần so với giá trị bình thường
Lipase/máu tăng gấp 3 lần so với bình thường, có độ đặc hiệu cao hơn Amylase/máu
* Siêu âm chẩn đoán
Siêu âm ổ bụng có giá trị trong chẩn đoán và tiên lượng bệnh. Tuy nhiên có khoảng 20% trường hợp viêm tụy cấp có hình ảnh siêu âm bình thường lúc khởi đầu.
Theo SK&ĐS
Tham khảo thêm: Tổn thương do rượu: Mất bao lâu để hồi phục?