Trong dịp Tết, do bị mời ép nhiều nên không ít bệnh nhân ăn uống quá độ hoặc ăn những món không phù hợp, khiến các bệnh về gan bộc phát mạnh hơn.
1. Những bệnh nhân bệnh gan cần phải kiêng nghiêm ngặt
Việc thực hiện chế độ ăn nghiêm ngặt có ý nghĩa quan trọng đối với những người có bệnh gan mạn tính và lan tỏa như:
2. Phải tiếp tục kiêng rượu
Nhất là các loại rượu nặng. Không nên vì cả nể hoặc ham vui mà quên mất bệnh tật của mình. Đối với rượu vang hay bia, có thể dùng để khai vị nhưng không nên uống nhiều (tối đa 1 lon bia hoặc 1- 2 chén nhỏ rượu vang mỗi ngày), cũng không nên uống đều đặn tất cả các ngày.
Các món ăn giàu mỡ - vốn rất nhiều trong dịp Tết - cũng không có lợi cho người mắc bệnh gan. Những người đã và đang bị phù (hoặc cổ trướng) vẫn phải tiếp tục ăn nhạt.
Bánh kẹo ngọt cũng là loại thực phẩm mà những người bị tăng đường huyết hoặc gan nhiễm mỡ cần hạn chế, không ăn quá lượng kẹo đã được thầy thuốc quy định. Đối với người bị tăng đường huyết, để không làm giảm khẩu vị, có thể dùng các chất tạo ngọt không sinh năng lượng để cho vào cà phê, nước hoa quả và các thức ăn, đồ uống khác.
Cần bảo đảm đủ 50 - 60g đạm mỗi ngày từ nguồn động vật (thịt bò, thịt lợn nạc, thịt gà vịt bỏ da, tôm cá) và thực vật. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều đạm vì lá gan bị bệnh sẽ không đủ khả năng chuyển hóa hết các chất này, gây khó tiêu và đầy bụng. Lượng amoniac (chuyển hóa từ đạm) không được gan xử lý hết sẽ biến thành u-rê, gây tác hại cho cơ thể.
Ngoài ra, người bệnh gan phải cẩn thận hơn trong việc giữ vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngày Tết. Ở những người bị viêm gan mạn tính đang ổn định, các chứng tiêu chảy và ngộ độc thức ăn có thể gây ra một đợt tiến triển, có khi rất nặng. Những rối loạn về tiêu hóa cũng có thể làm cho bệnh xơ gan trở nên nặng hơn, gây phù hoặc cổ trướng.
GS. NGUYỄN XUÂN HUYÊN
Tham khảo thêm: Các bệnh tiêu hóa thường gặp ngày Tết
Ăn uống dịp Tết cho người Đái tháo đường
Được thành lập từ năm 1998, trong suốt quá trình hình thành và phát triển Phòng khám đa khoa Bình Minh được sự quan tâm, cộng tác, giúp đỡ của nhiều Giáo sư, Tiến sĩ, Chuyên viên đầu ngành, Bác sĩ tại các bệnh viện lớn của trung ương và Hà Nội.
Phòng khám Bình Minh đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinh, Tiêu hoá, Gan mật, Nội tiết, Thận tiết niệu, Nam khoa, Phụ sản, Cơ xương khớp, Tai mũi họng, Truyền nhiễm ...
Trong chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật Giáo sư, Bác sĩ, Tiến sĩ Tạ long, Chủ tịch Hội Khoa Học Tiêu hoá Việt Nam; Nguyên Chủ nhiệm khoa Nội Tiêu hoá, Gan Mật A3, Bệnh Viện Trung Ương Quân đội 108;
Đại tá, Bác sĩ CK II Trịnh Thị Thuận. Nguyên Bác sĩ khoa Nội tiêu hóa, Gan mật- Nguyên P.Chủ nhiệm khoa Nội Nhân dân - BvTW Quân đội 108.
Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Thị Liên Hương, nguyên bác sĩ CK II, khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai đang tham gia khám chữa bệnh tại Phòng khám Binh Minh