Xơ gan - Nguyên nhân và cách phòng tránh

Xơ gan được coi là một bệnh trong “tứ chứng nan y”. Ngày nay với những tiến bộ của y học hiện đại, đã có những hướng mới mở ra cho các bệnh nhân xơ gan, đặc biệt là việc kiểm soát và phòng ngừa các biến chứng giúp ổn định lại chức năng gan hay làm chậm sự tiến triển của bệnh. Việc chẩn đoán sớm và tìm ra nguyên nhân để điều trị cũng cần được nhấn mạnh.

1. Định nghĩa

Xơ gan được định nghĩa về giải phẩu học là sự hình thành hạt (nodule) và xơ hóa (fibrosis) lan toả. Tiếp theo sau đó là hoại tử tế bào gan, mặc dù nguyên nhân thì có rất nhiều nhưng hậu quả thì giống nhau.

Xơ hóa không đồng nghĩa với Xơ gan:

  • Xơ hóa có thể xảy ra trong suy tim, trong tắc nghẽn ống mật và Xơ hóa gan bẩm sinh hoặc trong vùng gian thuỳ trong bệnh gan nhiễm hạt – mà không hề có xơ gan thật sự!
  • Sự hình thành hạt không kèm Xơ hóa gặp trong bệnh chuyển đổi từng phần sang thể hạt, cũng không phải là xơ gan
  • Có sự liên quan giữa viêm gan mạn và xơ gan

2. Nguyên nhân xơ gan

  • Do siêu vi B,C,D
  • Do Rượu
  • Do bệnh chuyển hóa:  hemochromatosis, bệnh Wilson , thiếu men α-antitrypsin...
  • Bệnh đường mật kéo dài
  • Nghẽn tĩnh mạch gan: bệnh Budd-Chiari
  • Rối loạn miễn dịch.
  • Nhiễm Độc thuốc, hóa chất: Methotrexate, Amiodarone...
  • Phẫu thuật bypass ở đường ruột
  • Suy dinh dưỡng, nhiễm trùng.
  • Bẩm sinh

3. Chẩn đoán xơ gan

Ngoài các dấu hiệu đi kèm trong bệnh nguyên nhân, hai biểu hiện chính trong xơ gan là: suy tế bào gan, tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Điều trị và tiên lượng phụ thuộc vào mức độ hai yêu tố này.

3.1. Lâm sàng:

  • Mệt , sụt cân
  • Chán ăn , rối loạn tiêu hóa
  • Đau bụng
  • Vàng da
  • Phù chân , báng bụng
  • Xuất huyết mũi , răng , da, đường tiêu hóa
  • Giảm ham muốn tình dục

3.2. Tiền căn

  • Có vàng da
  • Viêm gan
  • Có dùng thuốc ảnh hưởng gan
  • Có truyền máu
  • Uống rượu
  • Có người trong gia đình bị bệnh gan

3.3. Khám

Sốt, vàng da, nổi mẩn, thay đổi sắc tố da, ngón tay dùi trống, móng tay trắng, sao mạch, lòng bàn tay son, chứng vú to, teo tinh hoàn ở đàn ông, báng bụng, gan lách to, phù chân, rối loạn tâm thần, run cơ…

3.4. Xét nghiệm máu

  • Giảm hemoglobin, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, thời gian đông máu kéo dài
  • Tăng bilirubin, men transaminase ( GOT, GPT), phosphatase kiềm, giảm albumin
  • Thay đổi ion đồ
  • Tăng AFP
  • Hiện diện các marker viêm gan
  • Các kháng thể tự miễn.

3.5. Chẩn đoán hình ảnh

Siêu âm, Nội soi, chụp CT.

4. Tiên lượng

Những điểm có ích khi tiên lượng:

  • Nguyên nhân: Xơ gan do rượu thường đáp ứng tốt hơn xơ gan không biết nguyên nhân
  • Nếu xơ gan mất bù theo sau một xuât huyết, nhiễm trùng hay nghiện ruợu thì tiên lượng tôt hơn là xảy ra đột ngột vì các yêu tố thúc đẩy trên có thể điều chỉnh được.
  • Đáp ứng điều trị: nếu bệnh nhân không đáp ứng với điều trị khi nhập viện 1 tháng là tiên lượng kém
  • Vàng da kéo dài là dấu hiệu nặng
  • Biến chứng thần kinh: tiên lượng tốt hay xấu tùy thuộc cách xuất hiện các dấu thần kinh, liên quan đến suy tế bào gan thì tiên lượng xấu
  • Cổ chướng nặng( cần dùng nhiều lợi tiểu) tiên lượng nặng.
  • Gan: Gan lớn tiên lượng tốt hơn gan nhỏ
  • Xuất huyết từ dãn Tĩnh mạch thực quản: Tiên lượng xấu
  • Albumin máu <25g/l: tiên lượng xấu. Men gan và globulin không có giá trị tiên lượng.
  • Biểu hiện thời gian Prothrombin kéo dài duy trì lâu trên lâm sàng: tiên lượng kém!
  • Giảm HA kéo dài: tiên lượng xấu!
  • Thay đổi mô học tế bào gan: theo dõi để đánh giá mức độ hoại tử và viêm tế bào gan.

Tóm lại: Tiên lượng được quyêt định bởi mức độ của suy tế bào gan. Vàng da, vết bầm tự nhiên và cổ chướng không đáp ứng điều trị là những dấu hiệu nặng!

5. Điều trị

Điều trị xơ gan còn bù tốt chủ yếu nhằm vào phát hiện sớm các biểu hiện suy tế bào gan. Ngoài dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, chế độ ăn cân bằng và tránh rượu bia là chủ yếu.

  • Một chế độ ăn gồm 1g Protein/1kg cân nặng là đủ trừ phi bệnh nhân có suy dinh dưỡng nặng
  • Hạn chế ăn mặn (Na), dùng lợi tiểu

Theo Dieutri.com

Xem thêm: 9 DẤU HIỆU CỦA BỆNH GAN

tin tức nổi bật