Xét nghiệm GGT đánh giá chỉ số men Gan

1. GGT (Gamma Glutamyl transferase) là gì?

GGT là 1 xét nghiệm chức năng gan quan trọng cùng với GPT (ALT) và GOT (AST). Khi cả 3 chỉ số này đều tăng thì tức là gan bị tổn thương, thường gặp nhất là viêm gan, nhất là do bia, rượu. 

Chỉ số GGT mức bình thường ở nam là 11-50 UI/L, nữ là 07-32 UI/L. Một số người có GGT tăng cao thì đó còn là tình trạng viêm gan, u bướu ở gan, ống dẫn mật, xơ gan… Bên cạnh đó, xét nghiệm GGT tăng ở những bệnh nhân bị suy tim hoặc dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống nấm, thuốc giảm đau chống viêm như Voltaren, Naproxen, Ibuprofen, thuốc trị động kinh…

Xét nghiệm chỉ số GGT thường làm với các xét nghiệm khác để đánh giá chức năng gan như GPT, GOT. Đây là 3 xét nghiệm chính về gan. Nếu cả 3 men gan đều bình thường và các chỉ số mật cũng bình thường thì có thể ống dẫn mật và gan đều bình thường. Tuy vậy, cũng không trừ khả năng men gan đều bình thương nhưng vẫn có bệnh về gan. Ở những người uống rượu nhiều thì đây chính là nguyên nhân dẫn đến GGT tăng cao.


2. Nguyên nhân khiến chỉ số GGT tăng cao

Có rất nhiều lý do khiến chỉ số GGT tăng cao nhanh chóng như:

  • Sử dụng rượu bia kéo dài.

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến gan yếu hoặc không thực hiện được các chức năng giải độc.

  • Chế độ nghỉ ngơi không khoa học.

  • Mắc các bệnh lý về gan như : viên gan A, viêm gan B, viêm gan D,…

  • Cơ thể nạp các hóa chất độc hại qua đồ ăn và đồ uống quá nhiều.

  • Sử dụng một số loại thuốc không rõ nguồn gốc gây tổn hại chức năng gan.

3. Xét nghiệm GGT tăng cao cần phải làm gì?

Khi xét nghiệm GGT tăng cao cần thực hiện một số biện pháp sau để giúp xác định rõ tình trạng cũng như có phác đồ điều trị kịp thời :

  • Gặp bác sĩ và thực hiện các thăm khám cần thiết.

  • Thực hiện các xét nghiệm khác về chức năng gan như : AST và ALT để biết rõ về bệnh.

  • Cần theo dõi men gan và siêu âm gan.

  • Ngưng ngay việc sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.

  • Nếu cơ thể đang thừa cân hay béo phì thì nên có kế hoạch giảm cân.

  • Không ăn các thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.

  • Bổ sung các thực phầm giàu đạm rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như : thịt lợn, cá, đỗ, đậu tương, rau xanh,…

  • Nếu phải sử dụng thuốc điều trị thì cần thực hiện theo hướng dẫn và đúng chỉ định của bác sĩ. Không tự ý mua và dùng thuốc bừa bãi.

  • Cần thường xuyên khám và xét nghiệm để theo dõi chỉ số GGT.

  • Có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng và stress.

Xét nghiệm GGT là một xét nghiệm quan trọng trong việc đánh giá và chẩn đoán các bệnh về gan, đặc biệt là viêm gan B. Khi có những triệu chứng như đau tức hạ sườn phải, mệt mỏi chán ăn, vàng da, vàng mắt,... giúp xác định để sớm có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất, giảm thiểu các biến chứng như: xơ gan, u gan, ung thư gan, viêm gan tắc mật, nhồi máu cơ tim,…Vì vậy, định kì nên có kế hoạch thực hiện xét nghiệm kiểm tra lượng GGT theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tác giả: Dr.Peeng


Được thành lập năm 1998, trong suốt quá trình hình thành và phát triển Phòng khám Binh Minh được sự quan tâm, cộng tác, giúp đỡ của nhiều Giáo sư, Tiến sĩ, Chuyên viên đầu ngành, Bác sĩ tại các bệnh viện lớn của trung ương và Hà Nội.

Phòng khám đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinhTiêu hoá, Gan mậtNội tiết -Tiểu đườngThận tiết niệuNam khoaPhụ sảnCơ xương khớpTai mũi họng...

tin tức nổi bật