Vi khuẩn H.Pylori được hai bác sĩ Warren và Marshall người Úc tìm ra năm 1982 và được chính thức đặt tên HP - Helicobacter Pylori năm 1989. Việc phát hiện ra vi trùng H.Pylori đã làm thay đổi quan niệm về loét dạ dày, bởi từ trước tới nay người ta cho loét dạ dày là do acid. Như vậy, vi trùng là một trong những tác nhân chính gây ra loét dạ dày và có thể dẫn đến ung thư dạ dày.
1. Tổng quan
Trong cuộc sống còn muôn vàn yếu tố khác ảnh hưởng đến dạ dày. Vệ sinh ăn uống, cuộc sống căng thẳng, một chầu nhậu quá độ… đều có thể làm cho dạ dày bạn lên tiếng. Một điều bất ngờ được đăng trên tạp chí y khoa New England Journal of Medicine nổi tiếng của Mỹ cho thấy việc điều trị vi trùng H.Pylori ở những người đau dạ dày mà không có loét dạ dày khi nội soi chẳng mang lại lợi ích gì, bệnh nhân vẫn còn đau dạ dày dù đã diệt hết vi trùng H.Pylori. Như vậy, vấn đề quan trọng nhất của việc điều trị dạ dày chính là một chế độ sinh hoạt khoa học, giảm stress, tăng cường tập thể dục và vệ sinh ăn uống.
Nhiều người bị ám ảnh bởi quan niệm phòng bệnh hơn chữa bệnh, họ nghe nói vi trùng H.Pylori gây ung thư da dày nên khi khám sức khỏe tổng quát cố gắng tìm cho ra mình có bị nhiễm H.Pylori hay không. Từ đó sa vào việc điều trị, dùng kháng sinh thật mạnh, thậm chí dùng cả tháng trời để diệt cho bằng được con vi trùng nguy hiểm này. Cách đơn giản thường được sử dụng để tìm H.Pylori là thử máu, nhưng cách này chỉ cho biết bạn đã từng tiếp xúc với vi trùng H.Pylori qua việc tìm kháng thể.
Để xác định vi trùng còn hoạt động trong dạ dày, cần nội soi dạ dày, làm CLO test hoặc làm test thổi bong bong để thử vi trùng. Tuy nhiên, cũng không nên bận tâm nhiều đền vi trùng khi mình không có triệu chúng đau dạ dày, vì không có một khuyến cáo nào của các tổ chức y khoa trên thế giới đề nghị khám tổng quát ở người bình thường để tìm và diệt vi trùng H.Pylori, nhằm phòng ngừa ung thư dạ dày.
2. Bạn có những triệu chứng này không?
Những triệu chứng trên có thể là do bạn đã nhiễm một loại vi khuẩn có tên là: Helicobacter pylori
3. H.Pylori lây nhiễm qua đường nào?
Helicobacter pylori lây chủ yếu qua đường ăn uống. Helicobacter pylori có thể lây qua nước bọt, phân, dịch tiêu hóa, trong những gia đình có thói quen ăn uống chung…Sự lây nhiễm có thể xảy ra khi dùng thức ăn, nước uống không sạch có chứa vi khuẩn Helicobacter pylori, đặc biệt là khi nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh như nước sông, hồ... và điều này cũng lý giải tại sao ở các quốc gia đang phát triển, khi mà điều kiện vệ sinh môi trường còn thấp, thì tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori rất cao. Cụ thể ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm Helicobacter pylori không dưới 70%.
4. H.Pylori gây bệnh bằng cách nào?
Sau khi xâm nhập cơ thể, Helicobacter pylori sẽ chui vào lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tại đây chúng tiết ra những chất làm kích thích dạ dày tiết nhiều acid hơn. Không những thế chúng còn làm suy yếu lớp nhầy bảo vệ và tiết ra một số độc tố làm tổn thương các tế bào nằm bên dưới lớp nhầy. Do đó niêm mạc dễ dàng bị ăn mòn bởi chất acid có trong dịch tiêu hóa của dạ dày, gây ra viêm loét dạ dày hay tá tràng. Tất cả điều này gây ra những triệu chứng đau, ợ chua, cồn cào, nóng rát sau xương ức… và các biến chứng khác. Ở một số bệnh nhân, nhiễm Helicobacter pylori có thể gây ra sự thay đổi cấu trúc bất thường của tế bào, dẫn đến ung thư.
5. Làm thế nào để truy tìm H.Pylori?
Để xác định xem bạn có bị nhiễm Helicobacter pylori không, bác sĩ có thể cho bạn làm một trong số xét nghiệm sau:
6. Làm thế nào để diệt trừ H.Pylori?
Điều trị viêm loét dạ dày-tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori rất khó khăn, rất dễ đề kháng hay tái phát do vậy cần phải được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn. Thông thường bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng phác đồ có ít nhất 3 thứ thuốc điều trị phối hợp trong thời gian từ 7 đến 14 ngày tùy từng trường hợp. Gồm:
Thuốc có tác dụng ức chế tiết acid mạnh để làm tăng hiệu quả diệt khuẩn của kháng sinh: Omeprazole, Esomeprazol...
Ngoài ra, một số phác đồ còn phối hợp thêm Bismusth Citrat
7. Làm thế nào để đạt hiệu quả điều trị cao nhất?
Nếu bạn uống đúng và đủ liều thuốc thì phác đồ trên có khả năng diệt sạch vi khuẩn Helicobacter pylori đến hơn 90%
Bạn không được tự sửa đổi liều thuốc, thay thuốc hay tự ý ngưng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ điều trị. Bởi vì nếu sử dụng thuốc không đúng và không đủ liều thì vi khuẩn Helicobacter pylori vẫn chưa được tiêu diệt sạch và khả năng tái phát bệnh cao, có nghĩa là bạn sẽ không khỏi bệnh. Hơn nữa, những lần tái phát sau vi khuẩn sẽ rất dễ lờn thuốc, làm cho điều trị sẽ trở nên khó khăn và tốn kém hơn.
Tuy nhiên, khi sử dụng phác đồ điều trị Helicobacter pylori bạn cũng có thể gặp một số những khó chịu như cảm giác đắng miệng, đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi… song những triệu chứng này sẽ hết sau khi ngưng thuốc.
8. Khi đã điều trị khỏi, làm sao để tránh bị nhiễm trở lại?
Vì vi khuẩn lây qua đường tiêu hóa. Vì vậy để hạn chế tái nhiễm nên sử dụng nguồn nước sạch, tuân thủ những nguyên tắc vệ sinh trong ăn uống như ăn chín, uống sôi, rửa tay trước khi ăn, không dùng chung ly, chén… đối với trẻ em, không nên dùng miệng thổi thức ăn còn nóng, nhai mớm… vì nước bọt sẽ văng vào thức ăn làm lây bệnh cho bé.
Sưu tầm
Tham khảo thêm: Bệnh loét dạ dày tá tràng