Loét dạ dày - tá tràng (DD-TT) là một bệnh đã được biết từ thời cổ đại. Bệnh xảy ra ở mọi quốc gia, mọi lứa tuổi. Tỉ lệ bệnh ở các nước là 1 – 3% dân số, và trong suốt một đời người khả năng mắc bệnh loét là 10%.
Việc điều trị bệnh loét DD - TT đã có những thay đổi lớn trong ba thập niên trở lại đây với việc phát triển các thuốc chống loét thế hệ mới từ thập niên 1970 và việc phát hiện và xác định vai trò gây bệnh loét của vi khuẩn Helicobacter Pylori từ thập niên 1980.
1. Nguyên nhân và các yếu tố gây ra bệnh loét DD – TT là gì?
Quan niệm về sự sinh bệnh loét được hình thành từ những năm đầu của thế kỷ 20. Đó là do sự mất quân bình giữa 2 lực đối kháng tác động lên niêm mạc DD-TT: (1) Lực tấn công làm phá hủy niêm mạc DD-TT mà tiêu biểu là HCl và pepsin của dịch dạ dày và (2) Lực bảo vệ đảm bảo sự nguyên vẹn của thành DD-TT do hàng rào nhày và lớp tế bào niêm mạc DD-TT. Theo quan niệm này, bất cứ một tác nhân nào làm gia tăng lực tấn công hoặc làm giảm lực bảo vệ đều có thể gây bệnh loét DD-TT.
Trong số các tác nhân gây bệnh nêu trên, H. Pylori là nguyên nhân quan trọng nhất. Các thuốc AINS, Steroides có thể gây loét ở người phải điều trị dài ngày với các thuốc này. Các stress về tâm lý thần kinh cũng có thể gây bệnh loét. Thuốc lá làm tăng nguy cơ bị loét, tăng tỉ lệ tái phát và biến chứng của bệnh loét. Rượu cũng tăng tỉ lệ tái phát loét.
2. Triệu chứng của bệnh loét DD-TT như thế nào?
Chỉ khoảng 50% bệnh nhân loét DD-TT là có triệu chứng điển hình, 40 – 45% có triệu chứng mơ hồ, không điển hình, những trường hợp này rất khó chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác của DD-TT như viêm DD-TT, ung thư DD. Có 5 - 10% bệnh nhân loét hoàn toàn không có triệu chứng (loét câm), hay gặp ở người lớn tuổi.
2.1. Cơn đau loét: là triệu chứng điển hình của bệnh loét DD-TT với các đặc điểm
2.2. Các triệu chứng không điển hình như đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, chậm tiêu hóa… rất khó phân biệt là do loét hay do một bệnh khác của dạ dày như viêm DD, ung thư DD, hay chứng loạn tiêu hóa không do loét. Trường hợp này phải chụp Xquang hoặc nội soi DD-TT mới chẩn đoán chắc chắn.
2.3. Các trường hợp loét câm thường chỉ được chẩn đoán khi xảy ra biến chứng.
2.4. Bệnh thường hay tái phát. Trước đây, sau khi được chữa lành, có 60 – 80% tái phát trong vòng 2 năm. Từ thập niên 80, khi xác định được vai trò gây bệnh của vi khuẩn H. Pylori, việc điều trị tiệt trừ H. Pylori đã làm giảm tỉ lệ tái phát còn khoảng 10%.
3. Các biến chứng của bệnh loét DD-TT là gì?
4. Làm cách nào để xác định bị bệnh loét DD-TT?
5. Điều trị loét DD-TT như thế nào?
Hiện nay việc điều trị loét DD-TT có thể phân ra hai nhóm chính: nhóm bệnh loét DD-TT do nhiễm H. Pylori và nhóm không do nhiễm H. Pylori. Nhóm sau thường do dùng các thuốc kháng viêm, thuốc trị đau nhức, do stress, do bệnh gan mạn tính.
5.1. Đối với nhóm loét DD-TT do nhiễm H.Pylori
Việc điều trị chủ yếu là dùng các phác đồ điều trị tiệt trừ H. Pylori. Các phác đồ 3 thuốc gồm một thuốc chống loét (Bismuth, Ức chế thụ thể H2 của Histamine, Ức chế bơm proton) kết hợp với hai kháng sinh (Tétracycline, Clarythromycine, Amoxicilline, Imidazole). Các phác đồ 4 thuốc gồm 2 thuốc chống loét kết hợp với 2 kháng sinh thường dùng trong trường hợp thất bại với phác đồ 3 thuốc. Các phác đồ điều trị thường có các tác dụng phụ như chua miệng, đắng miệng, nhức đầu, buồn ói và ói. Người bệnh cần cố gắng chịu đựng để uống đủ liều điều trị vì nếu bỏ dỡ điều trị sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc về sau.
5.2. Đối với nhóm loét DD-TT không do nhiễm H. Pylori
Việc điều trị gồm:
Trường hợp phải điều trị lâu dài các bệnh mạn tính với các thuốc có thể gây loét thì nên điều trị kết hợp với thuốc chống loét. Trường hợp bệnh nhân đã bị loét nếu cần phải điều trị với các thuốc có thể gây loét thì bắt buộc phải điều trị kèm với các thuốc chống loét.
Các thuốc chống loét DD-TT không do nhiễm H. Pylori gồm 3 nhóm:
5.3.Điều trị hỗ trợ
Bên cạnh việc điều trị tiệt trừ H. Pylori hoặc điều trị thuốc chống loét bệnh nhân cần kiêng cữ các thức ăn chua cay, nhiều mỡ béo và phải ngưng hút thuốc lá, ngưng uống bia, rượu. Tránh bớt các nguyên nhân gây căng thẳng thần kinh.
6. Kết luận:
BS. Trần Ngọc Bảo - Bộ môn Nội trường ĐHYD TP. HCM