Sỏi đường mật (SĐM) là nói đến sỏi của hệ thống dẫn mật trong và ngoài gan. Không kể đến sỏi túi mật. Sỏi mật là bệnh gây ra do có những viên sỏi (nhỏ hoặc to, bùn) nằm trong lòng ống mật (trong gan hoặc ngoài gan, túi mật)
1. Triệu chứng học chung (không phân biệt vị trí, số lượng sỏi)
1.1. Lâm sàng:
* Dấu hiệu cơ năng:
- Đau bụng:
+ Đau HSP, kiểu đau quặn gan
+ Xảy ra sau bữa ăn nhiều mỡ, đau nhiều về đêm ( Lúc 23- 24 giờ )
+ Khi đau kèm theo nôn, không dám thở mạnh
+ Cơn đau kéo dài vài giờ đến vài ngày
- Rối loạn tiêu hoá: chậm tiêu, bụng chướng hơi, sợ mỡ, táo bón, ỉa chảy sau bữa ăn.
- Cơn đau nửa đầu ( Migraine ), đau nửa đầu dữ dội, nôn nhiều.
- Sốt ( Do có viêm đường mật, túi mật ), nếu không viêm thì không sốt, nếu sốt thường:
+ Sốt cao đột ngột kéo dài vài 3 giờ
+ Sốt và đau HSP đi đôi với nhau ( đau nhiều thì sốt cao )
+ Sốt thường xảy ra sau cơn đau ( có khi cùng hoặc trýớc )
+ Có khi sốt kéo dài vài tuần, hàng tháng
+ Có khi sốt nhẹ 37,5 – 38 độ
- Vàng da:
+ Vàng da niêm mạc sảy ra sau đau và sốt 1- 2 ngày
+ Vàng da kiểu tắc mật (da, niêm mạc vàng, nước tiểu vàng, phân bạc)
+ Vàng da có ngứa, thuốc chống ngứa không kết quả, mạch chậm
+ Vàng da mất đi chậm hơn đau và sốt
- Tam chứng: đau, sốt, vàng da (Tam chứng Charcot ) tái phát nhiều lần, khoảng cách giữa các đợt vài tuần, vài tháng, vài năm.
* Dấu hiệu thực thể:
- Gan to:
+ Gan to đều ( từ mấp mé DBS đến 5 – 6 cm) tuỳ mức độ tắc mật
+ Mặt gan nhẵn
+ Mật độ chắc
+ Bờ tù
+ Ấn đau tức
- Túi mật to:
+ Túi mật to cùng với gan to
+ Túi mật to, đau khi sờ nắn
+ Có thể co cứng HSP
1.2. Xét nghiệm:
* Xét nghiệm máu và dịch mật:
- Máu: bilirubin toàn phần tăng (bt: 17 mcmol/L) loại kết hợp tăng)
- Dịch mật: Không lấy được cả 3 mật (A,B,C) hoặc lấy được trong dịch thấy có sạn sỏi không hình thù
* Siêu âm:
- Sỏi túi mật:
+ Nốt đậm âm có bóng cản âm hoặc không
+ Sỏi to thành hình vòng cung đậm âm, có bóng cản âm rõ
+ Sỏi túi mật di động, thường thành túi mật dầy ( bt < 0,3 cm )
+ Bùn mật: túi mật hìng thành 2 lớp: Trên là dịch mật trong
(rỗng âm), dưới là dịch đặc (đậm âm), giữa 2 lớp là đường gianh giới ngang
- Sỏi ống mật:
+ Sỏi to: có một hay nhiều hình đậm âm tròn, bầu dục trong lòng ống mật cắt dọc hoặc cắt ngang, bịt hoàn toàn hoặc một phần ống mật, phía sau sỏi thường có bống cản âm
+ Sỏi nhỏ, sỏi bùn: không có bóng cản âm, ống mật phía thượng lưu của hòn sỏi bị giãn vừa ( 1,5 cm ) đến giãn nhiều ( 2,5 cm )
* Chụp bụng không chuẩn bị: (Phim thẳng và nghiêng phải) Thấy hình cản quang vuông, hoặc tròn nằm bên phải (phim thẳng) và ở phía trước cột sống (phim nghiêng phải) là sỏi của túi mật.
* Chụp túi mật có chuẩn bị: Dùng các chất: Bột Bilitrast hoặc pheniodol uống.
- Nếu túi mật ngấm thuốc: thấy hình sỏi (hõm khuyết không có thuốc cản quang) hình tròn, ít, to, nhỏ.
+ Sỏi cholesterol hoặc bilirubin có hình trong giữa một đám mờ cản quang
+ Sỏi cản quang (canxium): các hình được bao quanh bởi một quầng sẫm màu nâu.
- Nếu túi mật không ngấm thuốc: do túi mật mất khả năng cô đặc mật vì thành túi mật hý hỏng hoặc lưu thông giữa ống túi và ống mật chủ bị tắc, cần tìm cách khác.
* Soi ổ bụng: Túi mật có sỏi thường nhỏ, thành dày màu xà cừ, có khi khó nhìn thấy vì bị các mảng dính che phủ .
* Chụp mật ngược dòng: Bõm thuốc cản quang vào đường mật qua ống soi tá tràng nhìn bên, thuốc vào toàn bộ hệ thống mật, tụy, cho ta biết vị trí sỏi
2.Triệu chứng học riêng
- Thể điển hình: Có cơn đau quặn gan điển hình
- Rất điển hình:
+ Có tam chứng Charcot tái phát nhiều lần
+ Có hội chứng tắc mật ( vàng da, phân bạc, gan to, túi mật to)
- Tương đối điển hình:+Có tam chứng charcot
+Có hội chứng tắc mật không đầy đủ
- Ít điển hình:
+ Có tam chứng charcot
+ Không có hội chứng tắc mật ở lâm sàng
- Thể không điển hình: không có cơn đau quặn gan điển hình hoặc có cơn đau quặn gan nhưng thiếu các dấu hiệu khác (sốt, vàng da)
- Có hội chứng tắc mật (vàng da, gan to, túi mật to) nhưng không có cơn đau quặn gan hoặc đau nhẹ HSP.
- Có cơn đau quặn gan điển hình nhưng không có vàng da, khám thấy gan to, túi mật to
3. Một số lưu ý với bênh nhân sỏi mật
Bệnh sỏi mật gặp nhiều ở nữ hơn nam và có xu hướng tăng dần theo tuổi. Nguyên nhân gây ra sỏi mật là bệnh viêm túi mật mãn tính, ứ đọng mật và nhiễm trùng túi mật. Hiện tượng táo bón cũng tạo ra cơ hội cho vi trùng đường ruột phát triển, dẫn đến viêm tá tràng, túi mật và ống mật, do đó nó làm cho mật dễ lắng xuống thành sỏi.
Sỏi mật có 2 loại
- Sỏi sắc tố mật: Loại này ít gặp.
- Sỏi cholesterol: Thường đi đôi với tình trạng cholesterol cao trong máu. Cholesterol dễ gây sỏi nếu nó có các chất béo khác kèm theo, thường gắn liền với tình trạng béo phì.
Bị sỏi mật thì ăn uống thế nào?
- Giảm mỡ: Cần hạn chế các thực phẩm cholesterol như phủ tạng động vật, trứng…Người bị sỏi mật nên hạn chế ăn mỡ vì chất này ảnh hưởng đến chức năng gan, mật và dạ dày. Khi ăn nhiều mỡ, mật xuống ruột không đều, kích thích túi mật co bóp quá mạnh, một phần mật tham gia cùng cholesterol tạo sỏi.
- Tăng đạm để tăng tạo tế bào gan đã bị tổn thương, chống thoái hóa mỡ tế bào gan.
- Giàu đường bột: Thức ăn này dễ tiêu, lại không ảnh hưởng đến mật. Nhiều chất xơ lại giúp tiêu hóa tốt tránh táo bón.
- Giàu vitamin C và nhóm B (để tăng chuyển hóa chất mỡ và đường bột). Dùng rau và hoa quả tươi rất tốt.
- Tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng đạm, mỡ, đường ở người trưởng thành bình thường là 1/0,75/5 còn ở người bị sỏi mật nên là 1/0,5/5.
- Thức ăn không nên dùng: Trà, cà phê, cacao, chocolate; thịt cá nhiều mỡ, dầu cọ, dầu dừa, phủ tạng động vật. Hạn chế ăn lòng đỏ trứng.
- Thức ăn nên dùng: Nước quả, hoa quả tươi các loại, rau tươi, bánh kẹo ít trứng bơ, các loại thịt cá nạc như nạc thăn lợn, thịt bò, cá quả, cá chép, các loại đậu đỗ như đậu tương, đậu xanh, đậu đen. Ngoài ra có một số thức ăn lợi mật như nghệ, lá chanh, có thể dùng được.
- Để kích thích túi mật co bóp nhẹ nhàng, có thể dùng một ít chất béo dễ tiêu như bơ rồi đến dầu thảo mộc sống, mỡ gà vịt.
Sưu tầm