Bệnh Tim mạch - Sát thủ số một

Hiện nay, bệnh tim mạch là một thách thức lớn nhất cho con người và tuổi già là một thách thức của nhân loại bởi lão hóa là một quá trình tự nhiên xảy ra cho tất cả các cơ quan trong cơ thể. Những biến đổi do lão hóa ở hệ tim mạch là nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi.

Bệnh về tim mạch gồm nhiều loại khác nhau như tăng huyết áp (THA), bệnh động mạch vành, bệnh các van của tim, tai biến mạch máu não, thấp tim, suy tim, bệnh tim bẩm sinh, loạn nhịp tim, phình động mạch, tắc nghẽn động mạch, bệnh động mạch cảnh..., trong đó nhồi máu cơ tim và đột quỵ thường xảy ra đột ngột và là những trường hợp cấp cứu tối khẩn, có tỷ lệ tử vong và để lại di chứng rất cao.

Theo các thống kê gần đây, số ca đột quỵ ở nước ta đã tăng gấp 3 lần so với 10 năm trước; tỷ lệ nhồi máu cơ tim tăng gấp 6 lần so với những năm 1960. Theo thống kê của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước, tính hết tháng 8/2008 thì riêng về bệnh THA có tới 278 bệnh nhân, suy tim 109 bệnh nhân, bệnh động mạch vành khác 19 bệnh nhân.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là sự thay đổi thói quen dinh dưỡng theo hướng tăng chất đạm và chất béo. Lượng thịt sử dụng trong bữa ăn đã tăng 5 lần so với 20 năm trước đây; lượng trứng, sữa được sử dụng rất ít năm 1985, nay đã tăng 24 lần; lượng dầu, mỡ, đường mật được sử dụng cũng tăng rất nhanh, trong khi đó chỉ số rau xanh là không thay đổi 200g/người/ngày, chỉ bằng 1/2 so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.

Với nhịp sống hiện đại như ngày nay, mọi người thường sử dụng những món ăn nhanh, chế biến sẵn nhiều hơn do sự tiện lợi của nó. Chính thói quen này đã khiến các bệnh lý về tim mạch ngày một gia tăng.Bình thường, tim hoạt động đều đặn, chặt chẽ, tạo ra nhịp tim rất đều.

Ở NCT, các biến đổi về cấu trúc của tim có thể ảnh hưởng đến các cơ quan này, gây ra tình trạng loạn nhịp tim, nghĩa là tim đập quá nhanh, quá chậm hay không đều. Các van tim ở NCT cũng bị thoái hóa, trở nên xơ và vôi hóa, trong đó, van động mạch chủ thường hay bị nhất, các van khác cũng có thể bị ảnh hưởng và gây nên các bệnh van tim NCT.

Mạch máu của người trẻ bình thường mềm mại, có tính đàn hồi, nhờ vậy khi tim co bóp sẽ đẩy máu vào mạch máu dễ dàng. Ở NCT, mạch máu trở nên kém đàn hồi. Tim co bóp bơm máu vào động mạch nhưng luôn gặp sức cản nên phải hoạt động nhiều hơn. Ngoài ra ở NCT, tình trạng xơ vữa động mạch làm cấu trúc mạch máu bị biến đổi, thành mạch dày lên và lòng mạch hẹp lại, những thay đổi này sẽ gây nên bệnh THA.

Những người dễ có yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch như: di truyền, THA, rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu, béo phì, đái tháo đường, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, lười vận động... cần phải can thiệp, dự phòng sớm và tích cực để phòng tránh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và những bệnh tim mạch khác. 

*Phòng tránh nguy cơ bị bệnh tim mạch

Để phòng tránh nguy cơ bị bệnh tim mạch ở NCT: Cách luyện tập tốt nhất là đi bộ mỗi ngày khoảng 30 phút, tập thể dục đều đặn và vận động hợp lý để ổn định huyết áp, giảm lượng mỡ thừa, cải thiện chức năng hô hấp tuần hoàn..., có chế độ dinh dưỡng hợp lý: ăn ít cơm, nhiều rau; Ăn nhiều mè, đậu phộng, đậu nành, cá thay cho thịt, uống thêm sữa để đề phòng bệnh loãng xương. Bữa ăn nên chia ra nhiều bữa nhỏ và nên chọn những thức ăn dễ tiêu.

Đặc biệt nên kiêng rượu bia, tuyệt đối không hút thuốc lá bởi thuốc lá làm tăng nguy cơ bị bệnh tim, làm cho bệnh tim mạch tiến triển nặng hơn vì nicotin trong khói thuốc lá làm các mạch máu co lại. Thuốc lá cũng làm tăng lượng mỡ xấu, giảm lượng mỡ tốt. Người hút thuốc lá có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao gấp 2 - 4 lần so với người không hút thuốc.

Khám sức khỏe định kỳ là phương pháp phòng ngừa đột tử tốt nhất. Ngoài ra, mỗi gia đình và cộng đồng cần trang bị cho mình kiến thức về y tế, tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe, rèn luyện thân thể, hạn chế những thói xấu, những thói quen có hại cho sức khỏe để cùng xây dựng nếp sống văn minh lành mạnh. Đó chính là những vũ khí hữu hiệu để chống lại bệnh tim mạch.


Được thành lập từ năm 1998, Phòng khám Đa khoa Bình Minh, địa chỉ 103 đường Giải Phóng, Hà Nội đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinhTiêu hoá, Gan mậtNội tiết -Tiểu đườngThận tiết niệuNam khoaPhụ sảnCơ xương khớpTai mũi họng

Đặc biệt trong Chuyên khoa Tim mạch phòng khám có nhiều giáo sư, bác sĩ giỏi tham gia khám chữa bệnh như: Giáo sư, Tiến sĩ  Phạm Gia KhảiGiáo sư, Tiến sĩ  Phạm Thị Hồng ThiTiến sĩ  Vũ Quỳnh NgaTiến sĩ  Đỗ Kim Bảng...đang công tác tại viện Tim mạch Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai, Viện Tim Hà Nội... đảm nhiệm khám chữa bệnh, Siêu âm chuyên Tim mạch và thực hiện một số kỹ thuật chuyên sâu về Tim mạch như: Theo dõi Holter Điện timHolter Huyết ápSiêu âm Cản âm...

tin tức nổi bật