Chế độ ăn - dinh dưỡng cho người bệnh gan

Sau khi được chẩn đoán bệnh gan, những câu hỏi đầu tiên mà người bệnh thường hỏi là tập trung vào chế độ dinh dưỡng và tập luyện. Thông thường những câu hỏi được hỏi bao gồm: thức ăn nào thì tốt cho gan? Có những thức ăn có hại cho gan không?

Bổ sung vitamin thì hữu ích không? Bao nhiêu protein tôi nên ăn cho bữa ăn của mình? Tập luyện có phải là một ý kiến tốt? Những môn thể thao nào thì nên tránh ? Thật không may, nhiều bác sĩ thiếu những kiến thức chuyên môn để cung cấp những câu trả lời cụ thể cho những câu hỏi này hay tương tự như vậy. Một lý do cho điều này là vì hầu hết các trường y đã không dành đủ thời gian cho vấn đề về chế độ ăn, dinh dưỡng và luyện tập.

Mọi thức ăn khi vào cơ thể đều phải đi qua gan để chuyển hóa. Chức năng gan như một cái máy lọc để bảo vệ cơ thể khỏi những chất có hại và chịu trách nhiệm cho việc sản xuất, sử dụng các chất dinh dưỡng. Vì vậy mọi thứ được tiêu hoá đều có một ảnh hưởng đến gan: có tốt, có xấu. Đó là lý do tại sao cần sự phù hợp cho mọi người ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe của gan. Đó là sự thật quan trọng khi gan bị tổn thương.

Hiểu những vấn đề cơ bản về dinh dưỡng là cần thiết để có những chọn lựa thức ăn sáng suốt mà sẽ tốt cho gan. Vì vậy, hầu hết mọi người với bệnh gan cần phải hạn chế một vài thức ăn trong những chế độ ăn kiêng của họ. Điều này không nên xem như một sự trừng phạt mà như một bước dẫn đến một gan khỏe mạnh. Việc tập luyện là một tiến hành quan trọng trong việc chiến đấu chống lại bệnh gan. Việc tập luyện đều đặn sẽ tăng những mức năng lượng, giảm stress đối với gan và trong nhiều trường hợp thậm chí là chậm cả sự bùng phát những biến chứng chắc chắn liên quan với bệnh gan.

Càng hiểu biết về dinh dưỡng và tập luyện, thì càng biết cách sống để cho sức khỏe tốt nhất và bệnh tật ít nhất. Nó cung cấp những thông tin đúng tập trung vào protein, carbohydrate, mỡ, các vitamin, và những khoáng chất và những yêu cầu dinh dưỡng khác nhau phụ thuộc vao bệnh gan cụ thể. Cuối cùng, sự quan trọng của tập luyện, cả aerobic và tập nặng, cho những người bệnh gan được bàn luận.

1. CÓ MỘT CHẾ ĐỘ TỐI ƯU CHO NHỮNG NGƯỜI BỆNH GAN KHÔNG?

Thật không may, một người không thể mong muốn đi bộ đến phòng khám bác sĩ và yêu cầu “ một chế độ ăn kiêng cho bệnh gan”. Một chế độ ăn kiêng toàn diện đơn giản thì không thể tồn tại. Nhiều yếu tố được coi không khả thi đối với một chế độ ăn kiêng gan được chuẩn hóa, bao gồm những thay đổi giữa những loại khác nhau của bệnh gan (ví dụ: bệnh gan rượu khác với bệnh xơ gan mật nguyên phát) và các giai đoạn của bệnh gan (ví dụ: bệnh gan ổn định không có nhiều tổn thương thì ngược với xơ gan mất bù không ổn định). Thậm chí một trong những rắc rối y khoa khác của những người này mà không liên quan đến bệnh gan của họ, như tiểu đường hay bệnh tim, cũng phải được chú ý trong chế độ ăn. Mỗi một người có những yêu cầu dinh dưỡng cá nhân của bản thân, và những yêu cầu này có thể thay đổi cùng thời gian.

Hầu hết mọi người với bệnh gan đều thấy rằng ăn nhiều bữa nhỏ trong suốt cả ngày thì là phương pháp tốt nhất, đạt tốt đa mức năng lượng và khả năng tiêu hoá và hấp thu thức ăn. Tuy nhiên, nếu một người yêu cầu ăn ba bữa trong một ngày thì hãy cố gắng theo câu nói “Ăn sáng như một ông vua, ăn trưa như một hoàng tử, và ăn tối như một người cùng khổ”.

Điều quan trọng là nhớ sự khác nhau ở thành phần calori giữa những nhóm thức ăn khác nhau. Trong khi protein và carbohydrate cung cấp 4 caroli trên 1 gram, thì mỡ cung cấp 9 caroli trên 1 gram. Cũng quan trọng để biết rằng 1 gram cồn tương đương với 7 calori. Vì vậy cồn thật sự cũng cung cấp nhiều năng lượng trong cấu trúc năng lượng cho cơ thể hơn protein và carbohydrate và nhỏ hơn một chút so với cung cấp của mỡ. Tuy nhiên, trong khi cồn có thể cung cấp cho một người với một vài mức năng lượng thì nó hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng.

2. NHỮNG HƯỚNG DẪN DINH DƯỠNG NÓI CHUNG ĐỐI VỚI BỆNH GAN

Cho dù thông tin ở trên, một chế độ ăn tối ưu cho một người với bệnh gan ổn định có thể bao gồm tất cả những yếu tố được liệt kê bên dưới (bạn sẽ chú ý thấy rằng chế độ ăn kiêng này tương tự một chế độ ăn cho sức khỏe nói chung đối với mọi người- thậm chí cả người không bệnh gan).

  • 60 đến 70% carbohydrate- tổng carbohydrate cơ bản, như cơm và bánh mì làm từ ngũ cốc.
  • 20 đến 30% protein - chỉ thịt nạc động vật và/ hay protein thực vật
  • 10 đến 20% mỡ đa không bão hòa
  • 8 đến 12 ly nước (200—250ml) mỗi ngày
  • 1000 đến 1500 miligram natri mỗi ngày
  • Tránh số lượng quá nhiều các vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin A, vitamin B3 và sắt.
  • Không rượu
  • Tránh những thực phẩm đã được chế biến
  • Sử dụng thoải mái những trái cây và rau tươi
  • Tránh sử dụng caffein quá mức - không nhiều hơn 1 đến 3 ly caffein - chứa trong những túi đồ uống mỗi ngày.
  • Bổ sung vitamin D và calcium
  • Vitamin C
  • Chất chống oxy hoá như vitamin E hay CoQ10
  • Glucosamin chondroitin

Khi con người ăn một chế độ ăn nhiều loại thức ăn, gan phải thường xuyên hoạt động để chuyển hóa và cân bằng để đảm bảo rằng dinh dưỡng tốt đến các cơ quan thích hợp. Ở một người khoẻ mạnh, hoạt động cân bằng này xảy ra một cách tự động. Nhưng khi gan đã bị yếu hay suy yếu, nó sẽ có rắc rối trong việc sắp đặt lại những chất dinh dưỡng khác nhau. Đấy là nơi mà chế độ ăn kiêng của một người có vấn đề về gan là cần thiết. Nếu ăn những thức ăn cân bằng một cách đúng đắn, thì gan sẽ không phải làm việc vất vả. Dinh dưỡng là một mặt của bệnh tật nơi một người có nhiều mức độ điều khiển và có thể tham gia tích cực vào tốc độ hồi phục bệnh và thu nhỏ khả năng những tổn thương thêm vào. Những phần sau thảo luận những chất dinh dưỡng khác nhau một cách chi tiết.

2.1. Protein (chất đạm)

Những Protein là những khối xây dựng chính mà cơ thể dùng để tạo những thành phần cơ thể như cơ, tóc, móng, da và máu. Các protein cũng tạo nên những thành phần quan trọng của hệ miễn dịch được gọi là kháng thể, nó giúp chống lại bệnh tật. Các protein được tạo nên từ những khối xây dựng nhỏ hơn được gọi là những amino acid. Việc ăn protein bình thường có vai trò quan trọng để xây dựng và duy trì khối cơ và chữa lành bệnh.

Gan mang trách nhiệm đầu tiên cho việc tạo ra một cách chắc chắn là những protein cũ đã bị phá huỷ và tái tạo lại, những protein mới này thì luôn sẵn sàng. Những protein cũng có thể được dùng như một nguồn năng lượng, mặc dù chúng không có hiệu quả như carbohydrate và mỡ. Chúng chỉ được dùng như một nguồn năng lượng ở một hoàn cảnh sau, như thiếu ăn hay tại giai đoạn cuối của bệnh gan khi cơ thể bắt đầu phá huỷ bản thân cơ của chính nó ở trong tình huống tuyệt vọng để duy trì sự sống. Được biết như hủy cơ, đấy là biểu hiện rõ ràng của cơ thể khi gầy sa sút, thiếu hụt cơ bắp. Những người với tình trạng huỷ cơ thì thường trông giống như “da bọc xương”.

Khi protein như là một thành phần sống còn của cơ thể, thì nhiều người tin tưởng một cách sai lầm rằng họ ăn nhiều protein hơn thì sẽ tốt hơn. Không chỉ sự tin tưởng đó là hướng dẫn sai lầm mà đối với một vài người gan suy yếu thì dinh dưỡng như thế có thể nguy hiểm thật sự. Rắc rối là một gan suy yếu thì không thể chuyển hoá được nhiều protein như một cái gan khỏe mạnh. Và khi một gan suy yếu quá tải với protein thì bệnh não có thể xảy ra. Cuối cùng, những chế độ ăn cao protein đã được chứng minh làm kiệt sức hoạt động của hệ thống enzyme cytochrome P-450, hệ thống có trách nhiệm chuyển hoá thuốc. Hoạt động quá sức này làm gia tăng khả năng mà thuốc quay trở lại thành độc tố bởi sản phẩm do gan tổn thương tạo ra.

2.2. Những đề nghị chế độ ăn đối với protein

Khi một người nghĩ đến protein, một cái hamburger ngon lành hay một con gà quay có thể được nghĩ đến. Tuy nhiên, nhớ rằng protein có nguồn gốc thực vật thì cũng tốt như protein có nguồn gốc từ động vật, ăn prtein phải được điều chỉnh theo cân nặng của cơ thể và mức độ của biểu hiện suy yếu gan. Khoảng 0,8 gram protein trên kg cân nặng cơ thể, được đề nghị cho chế độ ăn mỗi ngày của những người với bệnh gan ổn định. Tổng lượng protein ăn vào vào khoảng 40 đến 100 gram mỗi ngày - tương đương từ 20 đến 30 % số calori có nguồn gốc từ protein mà một người nên ăn vào thật sự.

Khi chọn ăn đạm động vật, điều quan trọng là chọn những miếng nạc của thịt (mỡ thấp) như cá, thịt gà trắng, và thịt gà tây trắng. Hãy giữ quan điểm là cho dù những miếng thịt nạc nhất của thịt đỏ thì lượng mỡ cũng cao. Trên thực tế, xấp xỉ 50 đến 75% lượng calori từ hầu hết thịt đỏ đến thật sự từ mỡ! Thậm chí một miếng thịt xén lọc thật kỹ của thịt nạc đỏ có thể nguồn gốc khoảng 50% số lượng calori có từ mỡ. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với những người có bệnh gan bởi vì sẽ thừa cân nặng, khi một chế độ ăn nhiều mỡ có thể gây ra những bất thường liên quan đến gan của một người. Những người với bệnh gan không ổn định (xơ gan mất bù) cần giảm phần trăm đạm động vật ăn vào và cần ăn hầu hết là đạm có nguồn gốc thực vật. Một chế độ ăn đạm động vật cao (nó chứa nhiều amoniac) có thể thúc đẩy một giai đoạn của bệnh não ở những người này.

Chế độ ăn chay, ở một mặt khác, có số lượng amoniac thấp và được xem thấp hơn chế độ ăn đạm động vật để gây ra bệnh não. Chất xơ thực vật biểu hiện một nguyên tắc trong việc giúp thải trừ những chất thừa có hại, như amoniac ra khỏi cơ thể. Vì vậy, những người có khuynh hướng bệnh não được khuyên duy trì một bữa ăn cao protein thực vật và ăn thấp đạm động vật để trở thành những người ăn chay. Loại ăn kiêng này sẽ giúp kiểm soát những triệu chứng tâm thần ở những người trải qua từ vài mức độ của bệnh não cũ. Nhiều xơ, những chế độ ăn protein thực vật có thể giảm mức đường ở một vài người và có thể đặc biệt hữu ích với bệnh tiểu đường có xơ gan và có thể ở những người bệnh mỡ gan không phải rượu (NAFD). Tuy nhiên, cho dù đạm thực vật không hiệu quả và cũng có thể là vấn đề làm giới hạn chế độ ăn. Hằng định, nếu một người đột nhiên phát triển bệnh não, thì có thể cần giới hạn ăn đạm đến 20 gram hay ít hơn mỗi ngày, cho đến khi giai đoạn này được giải quyết.

2.3. Carbohydrate (chất đường)

Chức năng chính của carbohydrate là cung cấp năng lượng cho cơ thể. Carbohydrate cung cấp năng lượng này dưới dạng glucose (đường máu). Có hai loại carbohydrate. Loại đầu tiên được biết là carbohydrate đơn (những đường có thể bẻ gẫy bằng tiêu hoá). Carbohydrate đơn có thể bao gồm chỉ đường đơn, được gọi là monosaccharide và chúng gồm glucose, fructose (đường trái cây), và galactose (một thành phần của những sản phẩm sữa). Hay chúng có thể gồm những đường đôi, được gọi là disaccharide và chúng gồm maltose (được dùng lên men bia), sucrose (đường mía và lactose (đường sữa).

Carbohydrate phức bao gồm những polysaccharide (hàng trăm những đường đơn được liên kết với nhau) và thường được biết như những tinh bột và xơ. Carbohydrate phức không thể ngay lập tức sử dụng cho cơ thể sinh năng lượng. Đầu tiên chúng phải bị bẻ gãy thành glucose bằng cách nấu hay quá trình tiêu hoá. Ví dụ những carbohydrate phức như hạt ngũ cốc, quả hạch, hạt giống, bánh mì, mì ống, gạo, thức ăn từ ngũ cốc và khoai tây.

2.4. Những đề nghị về chế độ ăn của carbohydrate

Những người bệnh gan nên phấn đấu một chế độ ăn bao gồm xấp xỉ 60 đến 70 % carbohydrate, với carbohydrate phức chiếm số lượng nhiều hơn. Đối với những người như vậy, một chế độ ăn cân bằng tốt sẽ bao gồm ít nhất 400 gram carbohydrate. Nếu có quá nhiều carbohydrate ở chế độ ăn của một người, điều này sẽ có kết quả giống ở việc ăn quá nhiều protein và mỡ. Nếu quá nhiều protein được ăn và không đủ carbohydrate, thì gan sẽ bắt buộc phải dùng protein như một nguồn năng lượng. Đấy là một việc dùng protein không hiệu quả và không khôn ngoan, bởi vì protein có nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng tế bào và mô.

Vì vậy, điều này sẽ đặt những stress đối với gan như là gây nên thêm sự mệt mỏi hơn đối với gan để đảo ngược protein thành năng lượng hơn là đảo ngược carbohydrate thành năng lượng. Nếu quá nhiều mỡ và không đủ carbohydrate được ăn thì nhiều rối loạn về sức khỏe, bao gồm béo phì, có thể gây ra. Điều đó có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ hay bệnh gan nhiễm mỡ không rượu (NAFLD) . Điều quan trọng để nhớ rằng một bữa ăn carbohydrate phức như mì ống không nên được tràn ngập nứơc sốt với kem, bơ hay dầu. Làm như chỉ dẫn thì quá nhiều mỡ bên trong một món ăn sức khỏe khác. Hãy nhớ rằng carbohydrate phức quá mức ở một mặt khác có thể dẫn đến giữ nước và không hấp thu những vitamin và khoáng chất cần thiết.

2.5. Carbohydrate và gan

Gan thực hiện một nhiệm vụ chủ chốt là chuyển hoá carbohydrate. Trước khi đường có khả năng để cung cấp năng lượng cho cơ thể, chúng phải qua gan, nơi quyết định vận mệnh của chúng. Gan phải lam việc rất vất vả mới khôi phục bất kỳ những bất cân bằng dinh dưỡng có thể có đối với những thói quen ăn uống xấu. Vì vậy, nó có thể gửi lập tức đường (trong cấu trúc của đường) vào trong máu để cung cấp một năng lượng hằng định cho một người cần nó. Hay gan có thể gửi đường đến não hay cơ, phụ thuộc vào những hoạt động nào được thực hiện tại thời điểm . Hay nó có thể quyết định tích lũy glucose (trong cấu trúc của glycogen) để dùng sau đó khi cơ thể yêu cầu năng lượng nhiều hơn. Nếu carbohydrate quá nhiều được ăn vào thì gan chuyển nó thành mỡ (trong cấu trúc của triglyceride). Trong trường hợp này, những tích lũy mỡ quá mức trong cơ thể - thường ở những vị trí nơi mà nó ít được mong muốn nhất. Mỡ quá mức có thể được ký thác trực tiếp ở trong gan, kết quả là gan nhiễm mỡ hay NAFLD.

Chuyển những thức ăn khác carbohydrate thành năng lượng thì cũng căng thẳng ngay cả đối với một gan bình thường. Do việc ăn một chế độ không cân bằng có ít carbohydrate phức một người bệnh gan sẽ có thêm căng thẳng mà bệnh này sẽ gây ra cho gan của người bệnh. Trong thực tế, đấy là một nguyên nhân tại sao nhiều người bệnh gan như vậy cảm thấy mệt. Đơn giản, những chế độ ăn của họ đang chống lại bản thân họ. Một chế độ ăn cân bằng tốt có thể giúp chống lại sự mệt mỏi liên quan đến bệnh gan. Ăn những bữa ăn nhỏ trong suốt ngày thay vì ba bữa lớn được đề nghị. Mỗi bữa nên tập trung vào những carbohydrate phức như khoai tây nướng lát hay bánh mì làm từ ngũ cốc. Bằng việc sử dụng một kế hoạch ăn uống, nguồn năng lượng tốt sẽ được cung cấp đều đặn cho cơ thể. Một chế độ ăn giàu carbohydrate phức như là đối chọi với việc tập trung vào những được đơn sẽ cung cấp trong một người một khả năng duy trì nhiều hơn. Ví dụ, ăn một thanh kẹo cung cấp năng lượng nhanh chóng bởi vì cơ thể dễ dàng chuyển các đường đơn này thành glucose. Nhưng thuốc bổ thì không kéo dài và thường theo sau bởi một lượng năng lượng nhanh khi gan phải cố gắng điều chỉnh mức năng lượng. Một đĩa mì ống, theo một cách khác, thì là một nguồn tốt của carbohydrate phức. Nó phải mất nhiều thời gian hơn để tiêu hoá và vì thế cung cấp một sự giải phóng năng lượng chậm và duy trì lâu hơn.

2.6. Mỡ (chất béo)

Điều quan trọng ở những người bệnh gan là hạn chế tối thiểu việc ăn vào mỡ bằng cách tránh những thức ăn có thành phần mỡ cao. Gan mỡ thì không tốt cho sức khoẻ đến nỗi chúng không được xem xét cho việc dùng cho mô ghép. Một gan nhiễm mỡ có thể gây nên bệnh gan hay có thể góp phần làm xấu hơn những bệnh gan khác. Những người có bệnh gan do rượu mà béo phì có xuất hiện một khuynh hướng đặc biệt phát triển xơ gan. Và những người mắc viêm gan C và gan nhiễm mỡ thì có thể gây nên sẹo gan ở tỉ lệ cao hơn. Tuy nhiên, hầu hết những gan nhiễm mỡ bởi thừa cân có thể đảo ngược với một chế độ ăn mỡ thấp, tập luyện và giảm cân. Một vài người vơi bênh gan không phải lo lắng về việc béo phì. Những người này thậm chí còn ít cân. Nhưng ngay cả những người này cũng không nên tự do ăn những lượng mỡ quá nhiều, vì mỡ dư thừa có thể tích lũy trong gan.

Những người với xơ gan tắc mật nguyên phát (PBC: primary biliary cirrhosis) thường khó khăn trong việc hấp thu mỡ. Đấy là nguyên nhân làm huỷ diệt những ống mật trong khi gan gây nên sự thất bại trong việc bài tiết muối mật là sự cần thiết để hấp thu mỡ. Đấy có thể là gây nên triệu chứng phân có mỡ, một tình trạng không hấp thu mỡ. Vì vậy, những người với PBC nên phát huy một chế độ ăn mỡ thấp.

2.7. Cholesterol và gan

Cholesterol thì có liên hệ nhưng không đồng nghĩa với mỡ. Cholesterol được tìm thấy ở những sản phẩm động vật, không phải tất cả đều xấu. Trong thực tế, ở một vài khía cạnh thì nó rất cần thiết để duy trì cuộc sống. Cholesterol cần thiết để tạo ra hormon giới tính và muối mật. Ơ dưới da, nó tạo ra vitamin D với sự giúp đỡ của ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, con người không cần phải ăn bất kỳ cholesterol nào để thuận lợi cho những quá trình này. Gan có khả năng tạo ra hầu hết những cholesterol mà cơ thể yêu cầu – chỉ khoảng 15% cholesterol máu được đến từ chế độ ăn. Còn nhiều yếu tố khác hơn chế độ ăn có thể là nguyên nhân gây nên mức độ cholesterol máu cao. Chúng bao gồm: hút thuốc lá, thiếu vận động, và một vấn đề nhạy cảm mang tính di truyền về tình trạng này. Mức độ triglyceride là một số đo mỡ nhiều như thế nào trong tuần hòan máu.

Lipoprotein tỉ trọng cao (HDL: high- density lipoprotein) thường phản ánh như “cholesterol tốt” và lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL: low- density lipoprotein) thường phản ánh như “cholesterol xấu”. HDL cholesterol được coi là có nhiệm vụ đưa tất cả cholesterol đến gan để được bẻ gãy và sau đó sẽ được tái sử dụng hay bài tiết ra khỏi cơ thể. Những người thừa cân có khuynh hướng có mức HDL thấp và mức LDL cao. Mỡ thừa nằm ở xung quanh bụng (nhiều hơn việc lắng đọng mỡ ở những nơi khác trong cơ thể) dường như có liên quan đến việc gia tăng mức độ cholesterol máu. Không có sự chắc chắn, người ta tin rằng những acid béo được giải phóng từ mỡ động vật có xu hướng chảy trực tiếp vào tĩnh mạch cửa và từ đó trực tiếp đến gan. Gan sau đó sẽ nhận thấy tín hiện để gia tăng sản xuất cholesterol.

Những người với xơ gan tắc mật nguyên phát (PBC) nói chung có mức cholesterol cao, điều đó không thể quy cho chế độ ăn bừa bãi. Tuy nhiên, họ không gia tăng nguy cơ của bệnh tim mạch hay cơ đau thắt ngực bởi mức độ tăng cholesterol này.

tin tức nổi bật