Các Vitamin và Khoáng chất cho người bệnh Gan

Gan là kho chứa chính của cơ thể cho việc dự trữ những chất dinh dưỡng. Nó hấp thu và dự trữ rất nhiều vitamin và khoáng chất từ máu. Nếu chế độ ăn của một người không cung cấp đủ một số lượng thích hợp các chất dinh dưỡng này cho một ngày nhất định thì gan sẽ giải phóng ngay số lượng cần thiết của chúng vào trong máu.

     Tuy nhiên, khả năng của gan có giới hạn là không chuyển hoá các vitamin và các khoáng chất. Bất kỳ số lượng dư thừa vitamin nào mà gan không thể chuyển hóa được nói chung sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể. Chưa nói đến tại một vài khía cạnh, gan có thể trở nên bị nguy hiểm bởi xu hướng chuyển hoá quá mức thừa của những vitamin và những khoáng chất.

     Nếu một người ăn một chế độ cân bằng, tốt cho sức khỏe thì tất cả những vitamin và khoáng chất được yêu cầu cho nhu cầu cơ bản và hoạt động hàng ngày được cung cấp đầy đủ. Mặc dù vậy, nhiều người cảm thấy rằng họ nên ăn bổ sung vitamin và khoáng chất để cho chắc chắn. Trong khi điều này có thể tốt đối với một người khỏe mạnh hoàn tòan thì nó có thể nguy hiểm thật sự cho một số người có bệnh gan. Vì vậy, những lượng bổ sung quá nhiều vitamin và khoáng chất có thể có hại nhiều hơn là tốt đối với một cái gan đã tổn thương thật sự.

     Tuy nhiên, có những ngoại lệ đối với quy luật này: đầu tiên là không một ai ăn được chế độ ăn cân bằng, tốt cho sức khỏe. Vì thế, một số người theo chế độ ăn chay nghiêm ngặt. Ơ những tình huống này, việc bổ sung vitamin và khoáng chất là cần thiết. Những người với bệnh gan chắc chắn, đặc biệt những bệnh ứ mật như xơ gan tắc mật nguyên phát, hấp thu một số vitamin nghèo nàn. Những người này cũng có thể yêu cầu sự bổ sung. Những người với bệnh gan rượu cần sự bổ sung vitamin bởi vì những ảnh hưởng làm tiêu hao chất dinh dưỡng của rượu đối với cơ thể. Ơ mặt khác, một vài bệnh gan kết quả thật sự là một sự thừa một vitamin hay khoáng chất xác định. Ví dụ bệnh hemochromatosis , đó là một bệnh gan thừa sắt. Như tiếp theo, một vài bệnh gan có liên quan đến khiếm khuyết sắt từ việc chảy máu đường ruột, ví dụ nó có thể xảy ra ở những người có dãn tĩnh mạch thực quản chảy máu bởi xơ gan mất bù.

    Vì vậy, những yêu cầu vitamin và khóang chất trong chế độ ăn của một người với bệnh gan phải được đánh giá trên nền tảng của từng cá thể. Cuối cùng, việc quan trọng là phải cân nhắc khi bổ sung vitamin và những khoáng chất.

A. CÁC VITAMIN
    Các vitamin là những chất hữu cơ đến từ những động vật và thực vật. Chúng là thành phần cơ bản để phát triển, lớn lên và hoạt động của con người. Các vitamin được biết như những chất dinh dưỡng vi lượng bởi vì chúng được yêu cầu bởi cơ thể chỉ một số lượng nhỏ (so với protein hay nước làm ví dụ) để duy trì sức khoẻ. Bình thường số lượng được yêu cầu được cung cấp bằng một chế độ ăn đầy đủ.

    Cũng giống như thức ăn và dược phẩm, các vitamin cũng phải đi qua gan để được chuyển hóa. Nếu ăn vào quá nhiều, bất kỳ vitamin nào cũng có khả năng gây nên những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng. Đấy là sự thật thậm chí đối với những người có chức năng gan bình thường. Tuy nhiên, ở những người có bệnh gan thì khả năng cho tổn hại sẽ cao hơn nhiều. Phụ thuộc vào mức độ trầm trọng của tổn thương gan mà người nào đó thậm chí có thể cần phải loại bỏ khỏi chế độ ăn của họ những thức ăn mà nó làm tăng mạnh những vitamin được xác định. Chúng có thể bao gồm những thức ăn thông thường như một vài món ăn ngũ cốc buổi sáng.

    Ở mặt khác, một vài bệnh gan có khuynh hướng khiếm khuyết vitamin và phải ăn bổ sung vitamin. Nếu bác sĩ của bạn khuyên một bổ sung vitamin cụ thể thì chắc chắn là nó được uống cùng bữa ăn để được hấp thu vào trong cơ thể thích đáng. Hơn nữa những vitamin bổ sung nên được bảo quản ở chỗ mát mẻ và khô ráo, vì hiệu lực của chúng có thể bị giảm bởi ánh sáng mặt trời và ẩm ướt.

   Các vitamin có thể được phân loại dựa vào đặc điểm hoà tan của chúng – tan được trong mỡ và tan được trong nước. Sự khác biệt này có hàm ý quan trọng cho những người bệnh gan và sẽ được biểu hiện ở những phần sau trên những loại vitamin khác nhau.

1. CÁC VITAMIN TAN TRONG MỠ
   Các vitamin tan trong mỡ bao gồm vitamin A, D, E và K. chúng được hấp thu vào cơ thể chỉ với sự giúp đỡ của mỡ hay dịch mật. Những vitamin này được tích lũy ở trong những tế bào mỡ. Ơ những người với bệnh gan ứ mật ( bệnh gan mà có sự suy yếu hay hư hỏng dòng chảy của mật bên trong ống mật), chúng có thể làm hấp thu kém cho cơ thể. Ở những trường hợp này, bổ sung vitamin là cần thiết. Loại vitamin tốt nhất để dùng ở trường hợp này là một vitamin tan trong dầu nhưng có cấu tạo tan trong nước được.

     Thường thì các vitamin của trẻ em tất cả đều tan được trong nước. Khi nhỏ đường tiêu hoá còn non nớt, việc bổ sung được thiết kế đặc biệt để chúng có khả năng tiêu hoá dễ dàng nhất. Mỗi một vitamin tan được trong mỡ sẽ được thảo luận chi tiết thêm ở dưới.

1.1. Vitamin A
    Vitamin A cần để duy trì thị lực bình thường, đặc biệt là nhìn vào buổi tối và chủ yếu cho hệ miễn dịch. Nó cũng đóng vai trò sống còn trong việc xây dựng và duy trì sức khỏe cho da, xương, răng. Vitamin A thuộc một nhóm hợp chất được biết đến là retinoids (được tham khảo với các chất như retinol, retinoic acid, hay retinyl esters). Khoảng 80 đến 90% tổng số trong cơ thể được dự trữ dưới dạng retinoid được tìm thấy trong gan. Gan có quyết định quan trọng là nơi nào vitamin A được cần nhất trong cơ thể.

     Đối với những người không mắc bệnh gan, 1000 mcg mỗi ngày (3333 IU mỗi ngày) cho đàn ông và 800 mcg (2667 IU/ ngày) đối với phụ nữ là khối lượng tối đa của vitamin A nên ăn vào. Điều này có thể dễ dàng được chứa trong một chế độ ăn cân bằng. Đây là vitamin được thấy nhiều ở những thức ăn sau: gan, lòng đỏ trứng, sữa , những sản phẩm bơ khác, bơ thực vật, dầu gan, và dầu cá. Một người với bệnh gan tiến triển không bao giờ nên bổ sung vitamin A và không nên ăn số lượng quá nhiều những thức ăn được nêu ở trên.

    Những cấu tạo thực vật của vitamin A được biết như các carotenoid (cũng được gọi là carotene). Carotene được coi như là một tiền vitamin A, bởi vì cơ thể phải chuyển chất này thành vitamin A trước khi nó có thể được cơ thể sử dụng như một vitamin A hoạt động. Hầu hết các carotenoid thông thường được tìm thấy trong thức ăn là beta- carotenoid. Những thức ăn có nhiều beta- carotenoid gồm dưa đỏ, cà rốt, khoai tây ngọt, và rau xanh.

     Ăn quá nhiều vitamin A (liều xấp xỉ 25.000 đến 50.000 IU mỗi ngày) là rất nguy hiểm cho gan vì nó có thể gây nên bệnh gan được biết như thừa vitamin A. Trong thực tế, tình trạng này có thể dẫn đến xơ gan. Thừa vitamin A có thể là kết quả của việc bổ sung vitamin quá nhiều hay những thói quen ăn uống khác thường. Những người với bệnh gan nên tránh ăn gan vì nó chứa một lượng lớn vitamin A, hơn hẳn bất kỳ cơ quan nội tạng nào khác.

    Thật thú vị, hàng trăm năm trước, các bác sĩ tin rằng một vài những rối loạn về mắt có thể chữa bằng cách áp dụng một miếng gan để trực tiếp lên mắt bệnh nhân, bởi vì việc chứa vitamin A hàm lượng cao của nó. Các thuốc như Accutance (isoretinoin) và Retin- A (tretinoin), cả hai được điều trị trong mụn trứng cá (acne), chúng có nguồn gốc từ vitamin A. Vì thế không nên dùng cho những người bệnh gan tiến triển. Thuốc ngừa thai uống có thể tăng việc hấp thu vitamin A, do đó dẫn đến những giới hạn cao nguy hiểm.

    Khả năng của vitamin A gây nên ngộ độc gan có thể tăng bởi việc uống rượu hay dùng quá nhiều những vitamin tan trong dầu khác (như vitamin E) hay việc thiếu vitamin C. Ngộ độc vitamin A có thể biểu hiện chỉ một vài giờ sau khi một người dùng một liều quá lớn.

    Tuy nhiên, quá liều vitamin A có thể cũng diễn tiến chậm ở một người mà dùng những lượng trung bình vitamin A qua một thời gian dài. Triệu chứng của quá liều vitamin A có thể bao gồm buồn nôn, nôn, rối loạn phương hướng về thị giác, đau đầu, và đau xương khớp. Gan có thể lớn lên và tổn thương để lại sẹo, thậm chí dẫn đến xơ gan. Tăng áp lực tĩnh mạch cửa đi cùng với vàng da và báng bụng có thể xảy ra . Ngộ độc vitamin A sẽ hết khi dừng dùng vitamin A.

     Điểm nhấn cuối cùng là những người bệnh gan được khuyên giảm dùng vitamin này. Ngoại lệ cho quy định này áp dụng chỉ đối với những người ở giai đoạn tiến triển của ứ mật, những người bị quáng gà. Một thí dụ: một người ở giai đoạn 4 của xơ gan tắc mật nguyên phát (PBC) mà người này cũng đang uống cholestyramine, một thuốc dùng để điều trị ngứa mà là suy giảm hơn nữa việc hấp thu vitamin A.

    Người ta đã nhận thấy rằng khoảng 20% những người PBC có thiếu vitamin A. Hầu hết những người này biểu hiện những triệu chứng không rõ ràng của thiếu vitamin A. Vì vậy, những người mắc PBC nên được kiểm tra mức vitamin A của họ. Thậm chí đã được tìm thấy là thiếu, thì chỉ những người bị quáng gà mới nên được nhận sự bổ sung vitamin A. Khi bổ sung vitamin A thì quan trọng là cho thêm kẽm để đạt được tối đa việc hấp thu vitamin A. Cấu tạo tan nước của vitamin A- Aquasol- một viên dạng nang dùng mỗi ngày (50.000 IU) thì được hấp thu tốt nhất.

    Không giống như những retinoid, các carotenoid không độc đối với gan và không gây nên thừa vitamin A. Tuy nhiên, beta- carotene có thể gây nên da của một người một mầu vàng cam, làm lầm tưởng có triệu chứng sai lầm của cả vàng da và cả tổn hại suy gan. Ngoài ra, quá thừa beta- carotene có thể đẩy một người bệnh gan thêm nguy cơ mất xương và loãng xương.

     Vitamin A được tìm thấy ở gan động vật và những trái cây cam và xanh, rau như măng tây, bông cải xanh, cà rốt, và dưa đỏ. Nguồn gốc từ động vật chứa vitamin A có khuynh hướng chứa hàm lượng vitamin này nhiều hơn (6 lần) so với nguồn gốc từ thực vật. Vì thế, người ta khuyên những người mắc bệnh gan tránh dầu gan cá moruy và gan động vật. Rau thì có thể ăn tự do. Tuy nhiên, thực hiện dùng sinh tố hàng ngày với lượng lớn trái cây và/ hay rau nên tránh ở những người mắc bệnh gan nặng.

1.2.Vitamin D

   Vitamin D, một vitamin tan trong mỡ, được coi như “vitamin ánh nắng mặt trời”. Đó là vì nhờ có ánh sáng mặt trời mới biến đổi cholesterol thành vitamin D. Để chắc chắn một lượng cung cấp thường xuyên vitamin D, hầu hết mọi người chỉ cần được để lộ mình dưới ánh sáng mặt trời trong khoảng 15 phút vài lần mỗi tuần. Vitamin D thì quan trọng trong việc hấp thu và chuyển hóa calcium. Vitamin này cho phép calcium có khả năng hấp thu vào xương.

    Vitamin D thì quan trọng đặc biệt đối với những người mắc bệnh gan mãn tính, những người có khuynh hướng bị hủy xương hay loãng xương. Những người có khuynh hướng bị tình trạng này bao gồm những người bị xơ gan tắc mật nguyên phát, những người xơ gan bởi bất kỳ bệnh gan nào đặc biệt khi có biến chứng ứ mật, và những người dùng thuốc ức chế miễn dịch như prednisone. Những người này được khuyên dùng vitamin D bổ sung hay ăn những thức ăn chứa nhiều vitamin D. Điều này đặc biệt quan trọng nếu việc phơi nắng của một người bị giới hạn bởi điều kiện thời tiết hay vị trí địa lý. Nó có thể là ý kiến hay đối với tất cả những người mắc bệnh gan mạn tính là bổ sung những chế độ ăn của họ với calcium và vitamin D.

     Những thức ăn chứa dồi dào lượng vitamin D bao gồm sữa (nó được bổ sung vitamin D), cá ở xứ lạnh, dầu cá, dầu gan cá moruy, và lòng đỏ trứng. Những người có bệnh gan được xem là khuyếm khuyết vitamin D nên được ăn bổ sung khoảng 400 và 800 IU mỗi ngày. Hãy nhớ là việc bổ sung quá nhiều vitamin D có thể dẫn đến việc lắng đọng nguy hiểm calcium ở thận, tim và những mạch máu. Sự cần thiết bổ sung vitamin D nên được quyết định dựa trên nhu cầu cơ bản của từng bệnh nhân bằng cách theo dõi mức độ 25- hydroxy vitamin D trong máu và mức độ calcium trong máu và trong nước tiểu. Cấu trúc tan trong nước của vitamin D – vitamin D2 (ergocalciferol) – nên được dùng khi có thể.

1.3. Vitamin E
    Vitamin E được biết như tocopherol, hoạt động như một chất chống oxy hóa trong cơ thể. Nó bảo vệ tế bào hồng cầu và những cơ quan trong cơ thể chống lại tổn thương. Một vài nghiên cứu cho thấy rằng việc bổ sung vitamin E có thể bảo vệ gan khỏi gốc tự do – chất làm tổn hại trung gian được sinh ra từ việc dùng rượu quá nhiều. Vì vậy, những người uống rượu thường xuyên, và đặc biệt những người bị bệnh gan do rượu, có thể có lợi từ việc bổ sung vitamin E.

   Do vitamin E yêu cầu có dịch mật để hấp thu, nên những người bị tắc mật có thể bị thiếu. Thiếu vitamin E thì gặp thường xuyên nhất ở những người mà bilirubin đã tăng trên 3 mg/dl và alkaline phosphatase (ALP) trên 1.000 IU/l. Vì vậy, những người ứ mật (như những người xơ gan tắc mật nguyên phát) hay những người xơ gan mất bù (bởi bất kỳ bệnh gan nào) có thể có lợi từ việc bổ sung vitamin E. Một sự thiếu vitamin E có thể dẫn đến sự miễn dịch bị tổn thương, cảm giác mất thăng bằng, và thiếu sự hoạt động đồng bộ. Trên thực tế, sự thiếu vitamin E có thể gây nên những rối loạn thần kinh sau ghép gan. Ở những trường hợp nặng, thiếu vitamin E kéo dài, mù có thể xảy ra.

    Chế độ hỗ trợ hàng ngày được đề nghị về vitamin E thường nhất là 100 IU mỗi ngày (mặc dù nó được trong khoảng từ 30 đến 400 IU mỗi ngày). Số lượng vitamin E này có thể dễ dàng được chứa trong một chế độ ăn cân đối. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin E là dầu thực vật, các loại ngũ cốc, rau xanh nhiều lá sẫm màu, quả hạch và họ đậu. Những thức ăn này được xếp trong nhóm những acid béo dạng chuỗi không bão hòa. Hầu hết những bổ sung vitamin E chỉ chứa alpha- tocopherol, là một cấu trúc có hiệu lực nhất của vitamin E. Để sự có lợi từ bổ sung vitamin E, nó nên chứa tất cả alpha- và gamma- tocopherol và được dùng với kẽm. Nếu có thể, nên cố gắng có được ester tan trong nước của vitamin E (d- alpha- tocopheryl- polyethylene glycol succinate [TPGS]). Vitamin E được hấp thu tốt nhất khi ở cấu tạo này, cấu tạo này thì quan trọng đặc biệt nếu ứ mật tồn tại.

   Một vài nhà nghiên cứu tin rằng điều trị bằng vitamin E có thể là một hỗ trợ có lợi cho điều trị viêm gan virus. Trong một vài nghiên cứu được thực hiện ở những bệnh nhân mắc viêm gan virus C mạn, tỉ lệ đáp ứng được cải thiện bởi việc thêm vào vitamin E trong việc điều trị bằng interferon và ribavirin. Do đó, đã có đề nghị là vitamin E có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh gan; trì hoãn đợt cấp và giảm mức độ của bệnh, giảm tác dụng phu khi dùng ribavirin : thiếu máu ở một vài bệnh nhân; giúp làm dịu tình trạng vọp bẻ cẳng chân; giảm tình trạng mất trí nhớ; và gia tăng khả năng tình dục ở nam giới – là những thuận lợi có liên quan đặc biệt đến vitamin E trong điều trị với interferon và ribavirin.

    Trong những nghiên cứu sắp tới cần xác định hiệu quả của vitamin E như là một hỗ trợ điều trị bệnh gan. Có thể là một ý kiến hay cho việc bổ sung vitamin E ở liều từ 400 đến 800 IU mỗi ngày. Hãy nhớ rằng những thuận lợi có tiềm năng được đề cập ở trên của vitamin E chưa được xác nhận ở những bệnh nhân viêm gan virus C và vì vậy nên cân nhắc.

    Bổ sung vitamin E có thể gây nên chảy máu kéo dài và bầm tím nếu dùng cùng với thuốc chống đông (pha loãng máu) như Coumadin hay Plavix hay nếu dùng chung với thảo mộc như tỏi hay cây bạch quả (ginkgo). Những người bị xơ gan mất bù nên tránh dùng bổ sung vitamin E, đặc biệt nếu họ đã từng chảy máu do giãn tĩnh mạch hay họ có thiếu vitamin K đã được biểu hiện rõ bằng thời gian prothombin kéo dài. Cuối cùng, việc bổ sung vitamin E không nên tiếp tục trong khoảng một tháng trước bất kỳ phẫu thuật nào hay bất kỳ một thủ thuật xâm lấn nào (như sinh thiết gan).

1.3. Vitamin K
    Vitamin K được dùng bởi gan để sản xuất protein loại prothrombin. Prothrombin, như đã được thảo luận, có vai trò chủ yếu cho việc cầm máu. Không có vitamin K, con người sẽ chảy máu như bị cắt. Vitamin K cũng giúp giữ cho xương cứng chắc. Vitamin K đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi glucose thành glycogen. Glycogen sau đó được dự trữ ở gan, tạo nên năng lượng dữ trữ. Một nửa vitamin K trong cơ thể được tạo bởi vi khuẩn cộng sinh sống tự nhiên trong đường ruột. Phần còn lại được lấy từ nguồn thức ăn. Việc lạm dụng thuốc nhuận trường, như dầu khoáng chất, hay dùng những kháng sinh trong thời gian dài có thể gây nên sự tan máu do thiếu vitamin K.

    Khi sự thiếu vitamin K là do hấp thu kém, thì sự khiếm khuyết này có thể được giải quyết bằng vitamin K tan trong nước dùng bằng đường uống, cho đến khi yếu tố gây nên việc hấp thu kém được được loại bỏ. Những người mắc bệnh gan ứ mật có xu hướng thiếu vitamin K mà không thể giải quyết bằng bổ sung đường uống. Trong điều kiện mà chảy máu là nguy cơ tiềm năng (như những người có yêu cầu phẫu thuật), tiêm truyền tĩnh mạch huyết thanh tươi đông lạnh được cho những bệnh nhân này để giải quyết tạm thời vấn đề này. Ở những người có tắc nghẽn ở đường mật ngoài gan, việc thiếu có thể được giải quyết bằng tiêm vitamin K.

     Những thực phẩm chứa dồi dào vitamin K gồm những rau nhiều lá xanh, cà rốt, khoai tây, món ăn làm từ ngũ cốc, và gan. Không có một bổ sung hàng ngày được yêu cầu đối với vitamin K.

2. NHỮNG VITAMIN TAN TRONG NƯỚC

    Những vitamin tan trong nước bao gồm vitamin C và các vitamin B. Phức hợp vitamin B gồm 8 vitamin B khác nhau. Không cần mỡ hay mật để hấp thu các vitamin tan trong nước từ đường tiêu hóa, và vì thế sự thiếu những vitamin này không thường xảy ra ở những người mắc bệnh gan ứ mật. Những vitamin tan trong nước được dự trữ trong cơ thể hay được dùng để thỏa mãn những yêu cầu hàng ngày. Lưu giữ những vitamin này có thể kéo dài nhiều tháng.

    Vì thế, những người bệnh gan hiếm khi có thiếu một vitamin tan trong nước. Một ngoại lệ cho quy luật này: những người mắc bệnh gan do rượu. Ở nhóm này thường yêu cầu việc bổ sung vitamin tan trong nước bởi vì thiếu dinh dưỡng xảy ra bởi rượu trong cơ thể. Việc ngộ độc bởi những vitamin tan trong nước thì hiếm, vì những liều quá nhiều những vitamin này có thể dễ dàng thải ra khỏi cơ thể qua mồ hôi hay nước tiểu.

2.1. Vitamin C

    Vitamin C được biết như axit ascorbic là một chất chống oxy hóa. Vitamin này hỗ trợ cho việc lành vết thương bị cắt và bầm tím và cũng giúp cứng chắc xương, sụn, răng và da. Thêm vào đó, vitamin C làm tăng việc hấp thu sắt. Vì vậy, những người có bệnh thừa sắt như hemochromatosis, và những bệnh nhân viêm gan virus C mạn có gia tăng lượng sắt phải cẩn thận không được dùng quá nhiều vitamin này. Tuy nhiên, do vitamin này giúp trong quá trình sản xuất interferon – một protein của hệ miễn dịch được tạo bởi cơ thể, cho nên việc bổ sung vitamin này có thể có lợi trong việc điều trị những bệnh nhân viêm gan virus C và B. Do đó, một vài chuyên gia cảm thấy rằng vitamin C có thể làm chậm đợt bùng phát của bệnh và giảm mức độ của việc thiếu máu liên quan đến ribavirin ở một vài bệnh nhân viêm gan virus C được điều trị bằng interferon và ribavirin. Thêm cả những thuận lợi cũng như không thuận lợi được nhấn mạnh sự quan trọng cho việc thảo luận việc bổ sung với một chuyên gia am tường.

      Hầu hết những trái cây tươi và rau chứa hàm lượng phong phú vitamin C. Người ta có thể thấy rằng việc nấu phá huỷ vitamin C bên trong thực phẩm. Hàm lượng vitamin C được đề nghị là khoảng 60 đến 72 mg mỗi ngày. Hàm lượng này thì dễ dàng chứa trong một chế độ ăn khỏe mạnh. Một người bệnh gan, người mà không dùng một chế độ ăn khỏe mạnh như những người mắc bệnh gan do rượu với nhữnng calori đầu tiên của những người này có được từ chế độ ăn là từ rượu, thì cần được ăn bổ sung vitamin C.

      Ngoài ra, những người bệnh gan mà dùng thuốc ngừa thai uống, dùng thuốc giảm đau nào đó, hay hút thuốc lá có thể giảm mức vitamin C trong cơ thể và được yêu cầu bổ sung. Đối với tất cả những người mắc bệnh gan khác, việc bổ sung vitamin C nói chung không cần thiết trừ khi được đề nghị trong những tình huống đặc biệt khi được xác định bởi bác sĩ của họ.

2.2. Phức hợp Vitamin B
      Các vitamin B gồm có 8 vitamin khác nhau: thiamine (vitamin B1), riboflavin (vitamin B2), niacin (vitamin B3), pantothenic (vitamin B5), pyridoxine (vitamin B6), cyanocobalamin (vitamin B12), folate, và biotin. Tất cả chúng, ngoại trừ việc quá liều B3, là an toàn đối với người bệnh gan. Sau đây là một thảo luận về mỗi vitamin.

  • Thiamine (vitamin B1) thì cần thiết cho việc chuyển hoá các carbohydrate thành năng lượng và được sử dụng trong não và hệ thần kinh. Nó cũng hỗ trợ ngon miệng và tiêu hóa. Những triệu chứng của thiếu thiamin bao gồm mất cảm giác ngon miệng, nhẫm lẫn, mất cân bằng. Vitamin này thì thường thiếu ở những người mắc bệnh gan. Dùng caffeine quá nhiều có thể giảm lượng thiamine trong cơ thể. Khi những dấu hiệu thần kinh của thiếu thiamin xảy ra ở những người mắc bệnh gan do rượu, thì bổ sung thiamine ngay lập tức được yêu cầu.

    Thiamin có thể tìm thấy ở các loại ngũ cốc hay những món ăn từ ngũ cốc, bánh mì, gạo nâu, thịt lợn, gan, và đậu nành. Khoảng 5 mg là hàm lượng tối đa thiamine có thể được hấp thu mỗi ngày từ việc bổ sung. Một vài “viên thuốc chữa căng thẳng” (stress tablets) mà mục đích nhằm tăng năng lượng chứa hơn 5 mg thiamine. Việc thừa vitamin này được thải ra khỏi cơ thể rất đơn giản.

  • Riboflavin (vitamin B2) quan trọng cho việc sản xuất năng lượng. Nó giúp đẩy mạnh sự tăng trưởng và sửa chữa những cơ quan và mô, đặc biệt là da, màng nhầy, mắt, và thần kinh. Có cũng có vai trò trong việc tiêu hóa tốt. Nó cho thấy hiệu quả trong việc ngăn ngừa đợt cấp của đau đầu migrain. Việc thiếu có thể dẫn đến nứt và đau nhiều ở khóe miệng và những vấn đề về thị lực. Việc dùng thuốc ngừa thai bằng đường uống và những bài tập thể dụng quá sức thỉnh thoảng dẫn đến việc thiếu riboflavin. Riboflavin có thể tìm thấy ở ngũ cốc còn nguyên vỏ và cả ở những sản phẩm ngũ cốc tinh chế, cũng như ở gan, sữa và những rau nhiều là xanh. Nếu quá nhiều riboflavin được ăn vào, thì nước tiểu sẽ trở nên màu vàng sáng, nhưng điều này không quan trọng.

  • Niacin (vitamin B3) được biết như nicotimic acid hay nicotinamide, giúp đỡ chuyển hóa carbohydrate và mỡ thành năng lượng. Nó thì cần thiết cho làn da khoẻ mạnh. Những lượng nhiều B3 thỉnh thoảng được kê đơn cho những người có cholesterol cao. Nó có thể rất nguy hiểm cho những người mắc bệnh gan, như liều quá 500 mg mỗi ngày có thể làm gan tổn thương nếu dùng trong một thời gian dài. Vì vậy, những người bệnh gan được khuyên cố tránh khỏi việc sử dụng quá nhiều vitamin này. B3 cũng có thể gây ra đỏ ở mặt, cánh tay, và ngực- nhưng vô hại. Nguồn thực phẩm có B3 gồm sữa, trứng, thịt, rau, và đậu phộng.

  • Pantothenic (vitamin B5) thì cần cho việc chuyển đổi protein, carbohydrate, và mỡ thành năng lượng. Pantothenic acid cũng nâng cao chức năng miễn dịch. Nó được biết như “vitamin cho stress”. Việc bổ sung cho thấy giúp đỡ hữu ích những người viêm đa khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis). Việc thiếu thì không thường xuyên, bởi vì pantothenic acid được tổng hợp bởi vi khuẩn sống ở ruột non. Tuy nhiên, việc thiếu có thể xảy ra thỉnh thoảng ở những người uống rượu quá nhiều. Những lượng quá lớn vitamin này có thể đưa đến tiêu chảy trầm trọng. Khi thiếu vitamin này có thể gây ra mệt và chán nản. Nguồn thực phẩm có vitamin này gồm rau tươi, men làm rượu, trứng, thịt và quả hạch.

  • Pyridoxine (vitamin B6) thì cần cho việc chuyển hoá hiệu quả protein, carbohydrates,và mỡ. Nó hỗ trợ trong việc sản xuất các hormon và tế bào hồng cầu. Vitamin B6 được tìm thấy nhiều trong thực phẩm (thí dụ như gan, cá hồi, quả hạch, gạo nâu, hầu hết các loại rau, và thịt) đến nỗi việc thiếu vitamin này thì hiếm, ngọai trừ ở những người mắc bệnh gan do rượu. Thỉnh thoảng, việc dùng thuốc ngừa thai bằng đường uống có thể tăng yêu cầu đối với vitamin này. Những liều quá lớn pyridoxine có thể dẫn đến tổn thương thần kinh.

  • Cyanocobalamin (vitamin B12) thì cần để tạo những tế bào máu. Vì vậy, việc thiếu vitamin này thường dẫn đến thiếu máu và mệt mỏi. Điều này giải thích tại sao những người bệnh gan, những người chịu sự mệt mỏi quá sức thường yêu cầu tiêm vitamin B12. Tuy nhiên, việc mong muốn rằng tiêm sẽ đem đến một “gia tăng ngoạn mục” về sức lực là sai lầm. Vì vitamin này được tìm thấy dễ dàng ở những sản phẩm động vật như thịt, cá, sữa, và trứng, việc thiếu vitamin B12 là một lý do rất không thông thường gây mệt ở những người bệnh gan.

    Một vài ngoại lệ đối với tiêu chuẩn ở trên có thể có. Một ngoại lệ áp dụng đối với những người mắc bệnh gan rượu (ALD) mà phần chủ yếu dinh dưỡng của những người này thu được là từ rượu. Việc thiếu vitamin B12 có thể xảy ra ở những người này. Do đó, khi rượu cản trở việc hấp thu của vitamin B12, việc thiếu vitamin B12 có thể diễn ra nếu một người tiêu thụ một lượng quá lớn rượu thậm chí cho dù người này duy trì một chế độ ăn cân đối tốt .
    Việc thiếu vitamin này cũng có thể xảy ra ở những người mắc bệnh gan mạn tính, những người phải duy trì một chế độ ăn chay nghiêm ngặt trong một thời gian dài, như trường hợp những người này bị bệnh não mạn tính. Cuối cùng, người già có khả năng hơn để thiếu vitamin B12 xảy ra. Điều này là do acid dạ dày thì cần thiết để hấp thu vitamin này từ máu, và khi một người nhiều tuổi thì số lượng acid ở trong dạ dày giảm xuống. Vì thế, những người mắc bệnh gan mà trên 60 tuổi nên được kiểm tra việc thiếu vitamin B12.

    Ngoài ra, những người mắc bệnh gan, những người dùng mạn tính thuốc ức chế acid dạ dày- như ức chế H2 (ví dụ: pepcid, Axid, Tagamet, và Zantac) và ức chế bơm proton (ví dụ: Prilosec, Prevacid, Aciphex, Nexium, và Protonix)- tốt hơn nên được kiểm tra. Những triệu chứng của thiếu vitamin B12 bao gồm thái độ quá khích, dễ kích động, nhịp tim nhanh, mệt mỏi, mất trí nhớ trong từng thời gian ngắn, và rối loạn thần kinh trầm trọng.

  • Biotin thì cần cho sức khỏe của tóc, móng,và da. Nó được tạo ra nhờ những vi khuẩn sống trong ruột non. Vì thế, việc thiếu hụt thì không thường xuyên có ngoại trừ số lượng lớn lòng trắng trứng sống được ăn, bởi vì chúng có thể ngăn khả năng cơ thể hấp thu biotin. Biotin với liều 100 mg mỗi ngày có thể giúp ngăn ngừa hay giảm việc rụng tóc mà thỉnh thoảng có liên quan đến việc điều trị interferon. Do đó, việc bổ sung biotin có thể có lợi đối với những người bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD). Tuy nhiên, Những nguồn dồi dào biotin gồm men để làm bia, thịt gia cầm, và sữa.

B. CÁC KHOÁNG CHẤT

    Các khoáng chất là các chất vô cơ, nghĩa là chúng không được tạo ra bởi thực vật cũng như động vật. Chúng có ở trong đất và nước và được tập hợp lại ở những mức độ thay đổi khác nhau để thành tất cả cuộc sống của động và thực vật. Các chất khoáng có vai trò quan trọng trong hầu hết tất cả các chức năng của cơ thể. Chúng có vai trò quan trọng cho việc sản xuất năng lượng, điều hoà nhịp tim, và điều khiển trương lực cơ.

       Một chế độ ăn đa dạng sẽ cung cấp đầy đủ số lượng phong phú tất cả các khoáng chất cần thiết để thực hiện những họat động hàng ngày. Những khoáng chất lớn bao gồm những khoáng mà cơ thể cần với khối lượng lớn. Những khoáng chất lớn này thì đặc biệt liên quan đến những người mắc bệnh gan bao gồm calcium và nartri. Những khoáng chất nhỏ là những khoáng chất mà cơ thể cần với số lượng một ít. Những khoáng chất ít có liên quan đặc biệt đến những người mắc bệnh gan gồm kẽm, sắt, và selenium. Sau đây là việc thảo luận về những khoáng chất này.

1. Calcium (Ca)
    Calcium có vai trò quan trọng trong sức khỏe răng và xương, co cơ bình thường, và đông cục máu. Hầu hết calcium trong cơ thể tập trung trong xương. Không đầy đủ khối lượng calcium, xương trở nên mềm và dễ gãy. Lõang xương là đặc trưng của việc giảm khối lượng xương và hậu quả là gia tăng nguy cơ gẫy xương. Loãng xương là thông thường đối với nhiều bệnh gan, đặc biệt là bệnh gan có ứ mật như xơ gan tắc mật nguyên phát.

    Quan trọng đối với tất cả những người bệnh gan mạn tính là sử dụng những thực phẩm giàu calcium và, hay bổ sung chế độ ăn của họ khóang chất này. Tuy nhiên, điều quan trọng phải nhớ là chỉ bổ sung calcium sẽ không ngăn ngừa được loãng xương. Những yếu tố khác như hút thuốc lá, thiếu tập luyện, sử dụng quá nhiều rượu, và những mức hormon bất thường, đóng vai trò trong việc tiến triển sự mất xương.

     Rượu được xem như là độc tố trực tiếp đối với những tế bào xương và có thể làm giảm sự hấp thu xương. Vì vậy, điều quan trọng đặc biệt đối với những người mắc bệnh gan do rượu là phải ăn bổ sung calcium. Trên thực tế, như những gì đã nêu trên, ý kiến tốt đối với tất cả những người mắc bệnh gan mạn tính là dùng bổ sung cả calcium và vitamin D.

    Những nguồn phong phú calcium gồm những sản phẩm bơ sữa, rau nhiều lá xanh đậm (ngoại trừ spinach), đậu hũ, và cá mòi có xương đóng hộp. Ngòai ra nhiều thực phẩm như nước cam ép cũg làm tăng thêm calcium. An quá nhiều calcium có thể cản trở sự hấp thu sắt và kẽm. Thêm vào đó, việc dùng quá nhiều calcium cũng có thể gây nên sự thay đổi về những vấn đề sức khỏe, bao gồm: sỏi thận, táo bón, và mệt mỏi. Như tất cả những sự bổ sung, không chú ý đến lượng cho vào bao nhiêu, cơ thể sử chỉ sử dụng số lượng cần thiết. Bất kỳ số thừa nào cũng sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể mà không được sử dụng hay sẽ tích lũy và có thể gây nên những vấn đề về sức khỏe. Nếu việc bổ sung calcium bằng đường uống thì nên giới hạn không quá 1.000 đến 2.500 mg mỗi ngày được chia làm hai lần, và nên dùng với vitamin D bổ sung (mà thường được có cả trong viên calcium). Bởi vì acid dạ dày cần thiết để việc hấp thu calcium tốt, nên các antacid như Tums sẽ làm giảm acid dạ dày, và làm nghèo nguồn chất khoáng này. Vì thế, những ức chế H2 (như Zantac, Pepcid, Axid và Tagamet) và những ức chế bơm proton (Protonix, Nexium, Prevacid, Prilosec, và Aciphex) có thể giảm hấp thu calcium. Dùng đồng thời với biphosphonate (như Fosamax) và calcium, cả hai cùng được dùng để điều trị loãng xương, có thể giảm việc hấp thu của biphosphonate, và vì thế nên dùng ở những thời điểm khác nhau trong ngày.

2. Natri (Na)
    Natri là một khóang chất mà cơ thể yêu cầu để duy trì một cách cân đối sự cân bằng nước. Natri chỉ ở trong tự nhiên dưới dạng liên kết với chloride, một khóang chất khác. Natriclua thường được biết như muối. Cơ thể yêu cầu khỏang 50 đến 400 mg natri mỗi ngày. Cho đến bây giờ, trung bình người Mỹ tiêu thụ khoảng 25 đến 30 lần số lượng này! Trong khi việc sử dụng quá nhiều muối này không nguy hại đến hầu hết những người khoẻ mạnh, thì nó có thể gây nên những vấn đề cho một người bị bệnh gan tiến triển.


     Xơ gan mất bù có thể dẫn đến báng bụng (việc lắng đọng bất thường dịch trong bụng). Nếu không điều trị trong một khoảng thời gian, dịch báng này có thể bị nhiễm trùng (một tình trạng được biết như viêm phúc mạc vi khuẩn tự phát). Những người có báng bụng phải có một chế độ ăn hạn chế muối nghiêm khắc. Đối với mỗi một gram muối ăn vào, gây nên tích lũy được 200 ml dịch. Ăn natri vào được giảm đi trong chế độ ăn thì tốt hơn để kiểm soát việc tích lũy lượng dịch thừa này. Đối với những người báng bụng, việc ăn natri nên được hạn chế ít hơn 1.000 mg mỗi ngày và tốt nhất là dưới 500 mg. tiêu chuẩn này thì khó, chưa thể đạt tới được.

     Để thực hiện thành công một chế độ ăn hạn chế muối, cần phải trở thành một người đi chợ hiểu biết và cẩn thận đọc tất cả những nhãn thức ăn. Mọi người thường ngạc nhiên khi phát hiện rằng các thức ăn có hàm lượng natri cao (xem bảng 23.4: hàm lượng natri trong một số thực phẩm thông thường).

     Những hướng dẫn nói chung cho thấy lượng natri là như sau: lượng natri ở trong những thực phẩm tươi thì có ý nghĩa ít hơn là cùng những thực phẩm này sau khi chúng đã được chế biến, ướp muối, đóng hộp, hay đông lạnh; bởi vậy, lựa chọn những thực phẩm tươi không phải khi nào cũng có thể. Muối hạt và muối được sử dụng trong nấu ăn nên loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn. Một thìa súp muối hột thì chứa 2.325 mg natri! Tất cả những thực phẩm đóng hộp và những thực phẩm từ những nhà hàng thức ăn nhanh nên tránh. Một vài thuốc bán không cần toa bác sĩ có hàm lượng natri cao. Ví dụ: một viên Rolaids chứa 53 mg natri, hai viên Alka- Seltzer chứa 567 mg natri, và một gói Bromo- Seltzer chứa 717 mg natri. Những dược phẩm này được thay thế bằng những sản phẩm có hàm lượng natri thấp hơn. Nếu nhãn trên một dược phẩm hay sản phẩm khác không ghi rõ ràng hàm lượng natri, một dược sĩ có thể cung cấp thông tin này hay cung cấp cách để có được điều này.

    Thịt, đặc biệt là thịt đỏ, có hàm lượng natri cao. Cho nên, tham gia một chế độ ăn kiêng có thể trở thành cần thiết đối với những người đang báng bụng trầm trọng. Gia vị như húng quế, ớt thì là, dấm có thể được thay thế muối như một gia vị thức ăn. Muối được thay thế chứa kali chlorua nên tránh. Những thay thế này có xu hướng tăng lượng kali trong cơ thể. Điều này có thể đặc biệt nguy hiểm cho những người dùng spironolactone (Aldactone), một thuốc lợi tiểu giữ kali (viên thuốc nước) được dùng điều trị báng bụng.

    Những người bệnh gan mà không báng bụng được khuyên cố tránh việc ăn quá nhiều muối, cho dù họ khoông cần hạn chế việc ăn của họ nghiêm ngặt như những người có báng bụng.

3. Sắt (Fe)
    Có hai loại sắt cho chế độ ăn. Sắt Heme (động vật) được tìm thấy ở những thực phẩm động vật, như thịt đỏ, được hấp thu tốt từ chế độ ăn. Sắt không heme ở những thực phẩm thực vật, như spinach, được hấp thu ít vào trong cơ thể. Người ta đã nhầm: spinach không là một nguồn nhiều sắt. Trên thực tế, chỉ khoảng 15% sắt động vật được ăn vào và chỉ 3% sắt thực vật được ăn vào đã thật sự được hấp thu bởi cơ thể. Trung bình người Mỹ tiêu thụ khoảng 10 đến 20 mg sắt mỗi ngày.

    Để tăng việc hấp thu sắt thực vật vào cơ thể, việc bổ sung vitamin C nên được dùng cùng thời điểm. Mặt khác, trà chứa tannin (một chất thực vật), ức chế lượng sắt được hấp thu từ chế độ ăn. Và sắt giảm hiệu quả vitamin C khi được ăn cùng.

   Số lượng sắt trong cơ thể thường vào khỏang 3 đến 4 gram (50 mg/kg ở nam và 40 mg/kg ở nữ). Những người có khả năng giới hạn về đào thải lượng sắt thừa khỏi cơ thể. Trên thực tế, chỉ khỏang 1 đến 2 mg sắt có khả năng được đào thải khỏi cơ thể mỗi ngày. Vì vậy, nếu quá nhiều sắt được ăn vào (bất kỳ là trong thực phẩm hay việc bổ sung), sẽ làm thừa sắt trong cơ thể. Sắt thừa này sẽ được dự trữ đầu tiên ở gan. Theo cách thông thường, gan là một phần của cơ thể mà dễ bị ảnh hưởng nhất bởi độc tố của sắt.

     Sắt là một phần quan trọng của hemoglobin, một protein chịu trách nhiệm phân phát oxygen cho các tế bào và cơ quan trong cơ thể. (một tế bào hồng cầu mang xấp xỉ 270 phân tử hemoglobin, mỗi hồng cầu chứa 4 phân tử sắt). Sắt cũng có một thành phần của myoglobin, một protein chịu trách nhiệm phân phát oxygen đối với cơ. Cuối cùng, sắt giúp tạo nên adenosine triphosphate (ATP), một thành phần quan trọng của năng lượng. Vì vậy, thông thường có sự liên quan của sắt với năng lượng và sức khỏe.


     Thật thú vị, việc liên kết giữa mệt mỏi và thiếu sắt đã mang lại chú ý của cộng đồng người Mỹ bởi sự quảng cáo ở thập niên 1960 đối với việc bổ sung Geritol, thuốc đã được phổ thông hóa lúc giai đọan máu thiếu sắt. Những người mắc bệnh gan thường cho rằng khi họ cảm thấy yếu và mệt, họ cần dùng bổ sung sắt. Nhưng dùng bổ sung sắt ở dưới tình huống như thế thì luôn không phải một biện pháp thông minh và trên thực tế có thể nguy hiểm. Những triệu chứng của thiếu sắt và thừa sắt có thể hòan tòan giống nhau – mệt mỏi, đau đầu, và thở nông. Ngòai ra, việc mệt mỏi liên quan đến bệnh gan thì có khả năng hơn để chịu trách nhiệm so với lượng sắt trong cơ thể. Vì vậy, trước khi dùng sắt bổ sung, điều quyết định đối với một người bệnh gan là kiểm tra máu người bệnh để thu được sơ lược lượng sắt của bệnh nhân.

Theo Sức khỏe và đời sống

Mời tham khảo thêm: 

Ung thư gan - Những điều cần biết

LỊCH KHÁM CÁC CHUYÊN KHOA

Tổng hợp các Gói Kiểm tra Sức khỏe

tin tức nổi bật