Những thông tin cần biết về xét nghiệm Sán lợn

Bệnh ấu trùng sán lợn do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm có nhiễm trứng sán dây lợn hoặc ấu trùng sán lợn (như thịt lợn gạo) chưa được nấu chín kỹ. Gần đây rất nhiều người đổ xô đi xét nghiệm sán lợn - thực tế đây không phải bệnh mới xuất hiện, tỷ lệ các bệnh về giun sán tại Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ cao.

Theo Bộ Y tế: Dương tính khi xét nghiệm sán lợn chưa thể khẳng định mắc bệnh. Vậy khi nào cần xét nghiệm sán lợn? Cách điều trị và phòng bệnh như thế nào?

1. Khi nào cần xét nghiệm sán lợn?

Hiện nay, số trẻ em mắc sán lợn ở Bắc Ninh đang gia tăng. Nhiều người dân lo lắng bệnh sán lợn ở Hà Nội có thể bùng phát nên đang tìm kiếm nhiều thông tin về việc có nên đi xét nghiệm sán lợn hay không.

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), để phát hiện có nhiễm sán lợn gạo hay không cần dựa vào các biểu hiện như đau bụng, đi ngoài ra đốt sán hoặc, loạn tiêu hóa... kèm thực hiện xét nghiệm. Người bệnh nên nghĩ đến xét nghiệm sán lợn nếu có các biểu hiện như:

  • Xuất hiện các triệu chứng đi ngoài ra đốt sán, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kéo dài...

  • Khi có dấu hiệu sán lợn trên da (nổi sần,nổi cục trên da).

  • Khi có dấu hiệu mà bác sĩ nghi ngờ do sán lợn gây ra trên não như: co giật, động kinh, đau đầu, liệt tay chân hoặc liệt tứ chi, nặng hơn có thể hôn mê.

  • Xuất hiện các cục tại hốc mắt, mi mắt, trong kết mạc, thủy tinh thể...

Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), nhiều trường hợp mặc dù dương tính khi xét nghiệm sán lợn nhưng không có nghĩa là đang mắc bệnh sán lợn, vì đa số khi mắc bệnh giun sán khi cơ thể đã đào thải nguồn bệnh thì xét nghiệm vẫn dương tính rất lâu sau đó.

Xét nghiệm dương tính trên những đối tượng không có triệu chứng chỉ có thể khẳng định người đó từng bị nhiễm bệnh giun sán, có thể do đã bị phơi nhiễm bệnh thời gian trước đó, chứ không khẳng định hiện tại người đó có đang mắc bệnh sán lợn hay không.

Để phát hiện có nhiễm sán lợn gạo hay không cần dựa vào các biểu hiện như đau bụng, đi ngoài ra đốt sán hoặc, loạn tiêu hóa... kèm thực hiện xét nghiệm

2. Phòng tránh bệnh sán lợn theo khuyến cáo của Bộ Y tế


Để chủ động phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:

  • Thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kỹ, chế biến hợp vệ sinh.

  • Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).

  • Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.

  • Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.

 Nguồn Vinmec

Xem thêm: "Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống bệnh sán lợn gạo"

tin tức nổi bật