Theo những sách cổ ghi lại thì giá trị dinh dưỡng của hành tây đã được biết đến từ rất sớm. Hành tây còn là món rau quan trọng bữa ăn của những người thợ xây dựng Kim tự tháp.
Hành tây vừa được xem là một loại gia vị vừa như một loại rau rất giàu kalium, selenium và vitamin C. Thành phần selenium có nhiều trong hành tây rất tốt cho da, móng và tóc. Ngoài ra, chất quexetin trong loại rau củ này có tác dụng chống oxy- hoá rất mạnh, kết hợp vời selenium giúp khử các gốc tự do, nguyên nhân gây ra nếp nhăn và sự chai cứng da.
Trong thành phần dinh dưỡng của hành tây không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm tăng huyết áp, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối trong cơ thể. Chính vì vậy, hành tây có tác dụng giảm huyết áp hiệu quả và an toàn hơn các loại thuốc hạ huyết áp.
Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin, rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất huyết não.
Với vai trò là một vị thuốc chữa bệnh, hành tây có thể dùng để điều trị những căn bệnh sau:
Thuốc chống loãng xương tốt nhất
Những người muốn cho mình có bộ xương chắc khỏe, cơ thể phát triển cao, phòng chống bệnh loãng xương thì tốt nhất là nên cố gắng tạo thói quen ăn món này.
Bởi vì, có một nghiên cứu cho thấy rằng, hành tây là một món rau có khả năng phòng chống loãng xương tốt nhất. Hiệu quả chống loãng xương của chúng thậm chí còn tốt hơn cả “calcitonin” – thuốc điều trị chứng loãng xương.
Nghiên cứu đó đã cho thí nghiệm trên chuột bạch đực, mỗi ngày ăn 1gr hành tây, liên tục trong 1 tuần, bình quân mật độ xương của con chuột đó đã tăng lên 13.5-18%. Một nhóm thí nghiệm khác đã phát hiện, cũng cho chuột bạch ăn rau thập cẩm có trộn lẫn cả hành tây cũng có thể giảm loãng xương. Nhóm thí nghiệm thứ 3 thì dùng chuột cái đã cắt bỏ buồng trứng làm thí nghiệm mỗi ngày ăn 1.5gr hành tây, kết quả là tỷ lệ loãng xương đã giảm 25%.
Điều càng đáng chú ý hơn nữa là công hiệu bảo vệ sức khỏe của hành tây có thể nhìn thấy trong vòng 12 giờ đồng hồ. Người nghiên cứu cho biết, dựa trên hiệu quả chống loãng xương của hành tây mà chúng ta có thể sử dụng hành tây để bảo vệ sức khỏe, mỗi ngày nên ăn 200-300gr hành tây thì mới có thể phòng chống được chứng loãng xương.
Tăng cholesterol có ích
Mỗi ngày ăn nửa củ hoặc uống nước ép cùng số lượng đó hành tây còn có thể bảo vệ tim, có thể làm tăng cholesterol tốt, song nếu hành tây bị nấu càng chín thì hiệu quả của chúng sẽ kém đi.
Theo một chuyên gia Tim - Viện y học Harvard cho biết, mỗi ngày ăn sống 1/2 củ hành tây hoặc uống nước ép hành tây cùng số lượng đó, bình quân có thể tăng hàm lượng HDL ở người mắc bệnh tim lên 30%. (HDL là lipoprotein cholesterol mật độ cao, là một loại cholesterol được cho rằng có lợi để phòng chống xơ vữa động mạch, cũng là một cholesterol tốt, có ích).
Phòng chống ung thư dạ dày. Hành tây - “Máy lọc không khí” tốt nhất
Nhiều người băn khoăn về tình trạng ô nhiễm không khí, nhất là không khí trong không gian sống của mình. Họ có thể phải tốn rất nhiều tiền để mua máy lọc không khí mà hiệu quả không được kiểm chứng. Cách đơn giản nhất mà vô cùng hiệu quả là dùng hành tây đem đến cho ngôi nhà của các bạn bầu không khí trong lành, không vi khuẩn:
Mua một củ hành tây to, bóc lớp vỏ mỏng bên ngoài cùng bỏ đi, chỉ để lại của hành trắng tinh tròn trịa, trên đầu củ cắt bỏ 1 góc, đặt vào 1 cái bát hoặc 1 cái đĩa, không cần cho thêm nước, hành tây sẽ phát tán ra một loại phân tử có thể làm sạch không khí trong phòng, có tác dụng diệt vi khuẩn, đặc biệt là khi trong nhà có người bị cảm cúm. Đến khi hành bị héo hoặc trông không đẹp mắt nữa thì thay củ khác.
Hành tây và tỏi, hành lá và hẹ, những loại này đều thuộc loại rau, và chúng đều có chứa những chất hóa học chống ung thư. Theo một nghiên cứu cho thấy ăn hành tây càng nhiều thì tỉ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày càng thấp.
Dùng trị liệu bệnh hen suyễn
Hành tây có chứa ít nhất 3 loại chất hóa học chống viêm, có thể trị liệu được bệnh hen suyễn. Do hành tây có thể ức chế histamine, còn histamine chính là một loại chất hóa học có thể dẫn đến chứng hen suyễn. Theo một nghiên cứu của Đức cho thấy, hành tây có thề làm cho tỷ lệ phát tác hen suyễn giảm xuống một nửa.
Trị bệnh tiểu đường
Đã từ rất lâu hành tây được dùng để trị bệnh tiểu đường, đến nay y học cũng đã chứng minh hành tây quả thật có thể làm giảm đường huyết, hơn nữa bất kể là ăn sống hay ăn chín thì đều có tác dụng. Trong hành tây có một hợp chất hóa học chống lại bệnh tiểu đường, giống như uống thuốc hạ đường huyết, hành tây có tác dụng kích thích insulin hợp thành và giải phóng.
Phòng trị mất ngủ
Tác dụng kỳ diệu của hành tây không chỉ như những gì phía trên nói, trong cuộc sống hàng ngày, hành tây còn dùng để chữa trị bệnh mất ngủ: Đen hành tây thái nhỏ rồi để bên cạnh gối, trong hành tây có thành phần kích thích, sẽ phát huy tác dụng thần kỳ là trấn tĩnh thần kinh, từ từ giúp chúng ta đi vào giấc ngủ.
Phòng trị ngạt mũi
Khi bị cảm, uống canh hành tây nóng sẽ rất nhanh toát mồ hôi và giảm sốt. Nếu bị tắc mũi thì lấy một mẩu hành tây nhỏ nhét vào lỗ mũi, hơi cay của hành sẽ giúp cho mũi nhanh thông.
Ngoài ra, hành tây lột bỏ lớp vỏ mỏng bên ngoài rồi đem ngâm rượu vang, sau đó cất trong ngăn mát tủ lạnh, 1 tuần sau lấy ra uống, hành tây có thể ăn, rất có tác dụng để trị liệu bệnh thống phong.
Phân giải chất béo
Viện y học Harvard đã có nghiên cứu, cho bệnh nhân bị bệnh tim mỗi ngày ăn hành tây, kết quả là những hợp chất hóa học có trong hành tây có thể cản trở máu bị vón cục, đồng thời tăng tốc độ làm tan những cục máu.
Vì thế, khi thưởng thức những món ăn mà có lượng chất béo cao thì tốt nhất nên ăn kèm với hành tây, như thế sẽ giảm nguy cơ máu vón cục do thức ăn nhiều chất béo gây ra, vì thế việc ăn bít tết bò có ăn kèm với hành tây là rất hợp lý.
Sưu tầm
Đượcthành lập năm 1998, trong suốt quá trình hình thành và phát triển Phòng khám đa khoa Bình Minh 103 Đường Giải Phóng Hà Nội được sự quan tâm, hợp tác, giúp đỡ của nhiều Giáo sư, Tiến sĩ, Chuyên viên đầu ngành, Bác sĩ tại các bệnh viện lớn của trung ương và Hà Nội.
Phòng khám Binh Minh đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinh, Tiêu hoá, Gan mật, Nội tiết -Tiểu đường, Thận tiết niệu, Nam khoa, Phụ sản, Cơ xương khớp, Tai mũi họng...
Mời bạn tham khảo:
LỊCH KHÁM CÁC CHUYÊN KHOA, LỊCH KHÁM CỦA GIÁO SƯ - TIẾN SĨ
21 Cách để tăng cường năng lượng bạn có thể làm 10 phút Mỗi ngày