Tiếng ồn và bụi bẩn trong không khí có thể gây ảnh hưởng xấu lên Tim

Một nghiên cứu mới ở Đức đã cho thấy: Ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Bác sĩ Barbara Hoffmann - giáo sư dịch tễ học môi trường tại Viện nghiên cứu Leibniz IUF Y Học môi trường và là trưởng nhóm nghiên cứu mới cho biết “ Nhiều nghiên cứu đã quan sát ô nhiễm không khí trong khi nhiều nghiên cứu khác lại quan sát ô nhiễm tiếng ồn”.

Hoffmann nói: “ Nghiên cứu này xem xét đồng thời cả hai yếu tố trên và thấy rằng mỗi một hình thức ô nhiễm đều có mối quan hệ độc lập với xơ vữa động mạch dưới lâm sàng.”  Xơ vữa động mạch là tình trạng thành động mạch bị cứng. Hoffmann và các đồng nghiệp chuẩn bị trình bày phát hiện này tại Philadelphia trong buổi hội thảo của tổ chức American Thoracic Society (Hội Lồng ngực Hoa Kỳ).

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ một nghiên cứu dân số sống liên tục trong khu vực Ruhr của Đức. Các dữ liệu này bao gồm việc tiếp xúc với ô nhiễm hạt bụi nhỏ và tiếng ồn giao thông trong một khoảng thời gian dài ảnh hưởng đến nguy cơ tim mạch trong số hơn 4200 người dân ở tuổi trung bình 60, trong ba thành phố tại khu vực lân cận.

Sau khi kiểm soát về tuổi tác, giới tính, tình trạng hút thuốc, hoạt động thể chất, sử dụng rượu và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết quả, nhóm nghiên cứu thấy rằng ô nhiễm không khí và tiếng ồn tăng đáng kể  được gọi là "Vôi hóa động mạch chủ ngực" – Phương pháp đo tình trạng xơ cứng mạch trong lâm sàn.

Các nhà nghiên cứu tìm được, ô nhiễm không khí dẫn đến bệnh vôi hóa động mạch chủ ngực trong 20% những người tham gia nghiên cứu, còn ô nhiễm tiếng động do xe cộ trong khu vực lân cận dẫn đến bệnh vôi hóa động mạch chủ ngực chiếm gần 8%.

"Cả hai ô nhiễm( không khí và tiếng ồn) đều quan trọng và phải được xem xét trong cộng đồng  dân cư hơn là chỉ tập trung vào một mối nguy hại", Hoffmann cho biết trong một thông tin của Hiệp hội Lồng ngực. Bà cho biết có kế hoạch nghiên cứu tác động của cả hai biến số trên trong thời gian dài.

Bác sĩ Philip Harber, giáo sư Y tế công cộng tại Đại học Arizona, cho biết nghiên cứu này rất quan trọng "Vì cả hai yếu tố ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn đóng vai trò quan trọng trong vấn đề sức khỏe."

Bác sĩ Harber, không tham gia nghiên cứu, cho biết trong thông tin Y khoa phát hiện này có thể làm sáng tỏ nhận thức sai lầm phổ biến. "Trong quá khứ, một số nghiên cứu về ô nhiễm không khí đã bị bác bỏ vì các nhà phê bình nói rằng có lẽ là ô nhiễm tiếng ồn gây ra tác hại, và ngược lại. Bây giờ chúng ta biết rằng, trường hợp những người sống gần đường cao tốc đang bị tổn thương do ô nhiễm không khí và do ô nhiễm tiếng ồn”.

Mặc dù nghiên cứu tìm thấy có mối liên quan giữa việc tiếp xúc với tiếng ồn và ô nhiễm không khí và động mạch xơ cứng nhưng không chứng minh mối quan hệ nhân-quả.

Các dữ liệu và kết luận của nghiên cứu được trình bày tại hội thảo y khoa như là báo cáo sơ bộ cho đến khi được công bố trên một tạp chí chuyên khoa.

Sưu tầm

tin tức nổi bật