Trong thế giới tự nhiên, tồn tại một số “dược thảo” mà vừa giúp cho chúng ta “hưởng thụ” những mỹ vị thơm ngon vừa có tác dụng phòng chống ô nhiễm cho cơ thể.
Rong biển chống tia bức xạ
Rong biển có biệt danh “rau xanh của biển”, nó hàm chứa Protein, vitamin B1, B2 và carotene và giàu i-ốt đến mức được gọi là “ kho i-ốt”. Gần đây các nhà khoa học nghiên cứu và phát hiện thấy chất Laminarin trong rong biển có thể hỗ trợ, không để tế bào miễn dịch “tử vong”, từ đó có tác dụng bảo vệ hệ thống miễn dịch không bị tổn thương do tia bức xạ gây ra.
Những phát hiện về khả năng chống tia bức xạ của thực phẩm rong biển thiên nhiên này đã đem lại “niềm hy vọng” cho những người đang dùng tia phóng xạ chữa trị các khối u gây ung thư trong cơ thể.
Hạt kê chống tiếng ồn
Theo nghiên cứu, hàm lượng Protein trong hạt kê là cao nhất trong các loại ngũ cốc, đặc biệt là hàm lượng Tryptophane khá cao (202mg/100g).
Tryptophane có tác dụng an thần ngủ ngon, điều này cũng giống như trong Đông Y thường coi hạt kê có tác dụng “bảo dưỡng tim, tẩy trừ buồn phiền”.
Trong môi trường ồn ào, lượng tiêu hao Vitamin B trong cơ thể là rất lớn, vì thế ăn nhiều hạt kê có thểm làm giảm đi những tổn thương do tiếng ồn gây ra, nâng cao thính lực, phòng chống thương tổn cho các cơ quan thính giác.
Sữa “đuổi” chì (Pb)
Sữa là một trong những đồ uống phổ biến và được dùng nhiều nhất bởi vì sữa hàm chứa nhiều chất dinh dưỡng phong phú. Gần đây các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra rằng sữa là một thực phẩm rất tốt để “đánh đuổi” chì ra khỏi cơ thể.
Thứ nhất là vì trong sữa có chứa lượng canxi phong phú, tỉ lệ canxi, phốt-pho vừa thích hợp để có thể giảm thấp “gánh nặng” chì trong cơ thể. Trong thực phẩm thường ngày của chúng ta thường không thiếu phot-pho nhưng canxi thì thường không đủ. Bổ sung thêm lượng Canxi cho cơ thể có thể làm cho sự hấp thụ chì ít đi.
Thứ hai, chất Protein hàm chứa trong sữa có thể kết hợp với chì ở trong cơ thể tạo ra hợp chất hoà tan, có thể thúc đẩy chất chì bài tiết ra ngoài cơ thể.
Tiết chín chống cặn bẩn
Tiết chín không chỉ là thực phẩm dinh dưỡng ăn ngon vừa miệng mà còn là một vị thuốc chữa bệnh rất tốt. Y học hiện đại nghiên cứu và phát hiện ra rằng, chất Protein trong tiết lợn sau khi phân giải qua axit dạ dày, có thể sản sinh ra một chất có tác dụng nhuận tràng, tiêu độc. Loại chất này sẽ kết hợp với cặn bẩn và chất kim loại có hại trong cơ thể gây ra phản ứng sinh hoá và đẩy những chất cặn bẩn này ra khỏi cơ thể.
Tỏi chống Nitrosamine (chất gây ra ung thư)
Tỏi còn có tên là Hồ Toán, là thực phẩm không thể thiếu trong chế biến bữa ăn thường ngày. Tỏi không những có tác dụng điều vị trong thức ăn mà còn có thể phòng chống bệnh tật, giữ gìn sức khoẻ nên thường được mệnh danh là “thuốc kháng sinh thiên nhiên”.
Chúng ta đều biết rằng, thường xuyên ăn đồ nướng cháy, đồ muối là một trong những nguyên nhân gây ra khối u ác tính trong đường tiêu hoá. Trong những thực phẩm này có chứa khá nhiều Nitrate và Nitrite, có thể kết hợp với loại amine cấp 2 trong thịt tạo ra Notrosamine. Nitrosamine là nguyên nhân trực tiếp gây ra ung thư dạ dày. Tỏi có tác dụng rõ rệt khống chế hình thành nên Nitrosamine, vì thế thường xuyên ăn tỏi có thể phòng chống được ung thư đường tiêu hoá.
Mộc nhĩ chống Cadmium
Mộc nhĩ có thể “mềm hoá” huyết quản, giảm thấp độ kết dính của máu, phòng chống xơ cứng động mạch và cao huyết áp.
Ô nhiểm Cadmium trong xã hội hiện đại ngày nay là rất thường gặp, ví dụ chất Cadmium kim loại trong các loại pin hỏng, hút 1 bao thuốc sẽ tăng 2-4mg Cadmium trong có thể. Nhiễm độc Cadmium mãn tính sẽ làm cho thận tổn thương, gây ra các bệnh về xương cốt. Nhưng trong mộc nhĩ đen có chứa chất keo thực vật, có thể hấp thụ chất Cadmium đi vào cơ thể thông qua đường tiêu hoá và đẩy Cadmium ra ngoài cơ thể.
Dương Hằng