Ung thư máu là một căn bệnh ác tính khiến lượng bạch cầu tăng đột biến. Có nhiều dạng ung thư máu, phổ biến nhất là bệnh bạch cầu, ung thư hạch bạch huyết và đa u tủy xương. Nhìn chung, đây là một căn bệnh có triệu chứng muộn với biểu hiện ban đầu là ốm, sốt dễ làm người bệnh nhầm lẫn và bỏ qua.
1. Dấu hiệu của bệnh bạch cầu (Leukemia)
Các tế bào máu được tạo ra ở tủy xương, trong đó có bạch cầu, nơi mà bệnh Leukemia khởi phát. Căn bệnh này khiến cơ thể sản xuất các tế bào bạch cầu bất thường. Theo đó, bạch cầu phát triển không kiểm soát, thời gian tồn tại trong cơ thể dài hơn các bạch cầu khỏe mạnh và không giúp cơ thể chống lại các nhiễm trùng.
Một số dạng bệnh diễn biến rất nhanh (cấp tính). Các triệu chứng xuất hiện như bị bệnh cúm với biểu hiện cơ thể mệt mỏi, ốm yếu đột ngột không rõ nguyên nhân. Một số dạng bệnh khác có thời gian diễn biến lâu hơn, bệnh có thể không xuất hiện triệu chứng trong nhiều năm (mạn tính). Hầu hết, người bệnh chỉ phát hiện bệnh sau kết quả bất thường của xét nghiệm máu.
Thông thường, các tế bào bạch cầu có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, tuy nhiên nếu gia tăng đột biến với số lượng lớn thì nó sẽ gây hại, làm phá huỷ các hồng cầu và tiểu cầu. Từ đó dẫn đến các biểu hiện đặc trưng của bệnh bạch cầu như sau:
1.1 Thiếu máu
Thiếu máu xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ lượng hồng cầu cung cấp cho cơ thể. Dấu hiệu của thiếu máu bao gồm:
1.2 Máu khó đông
Tiểu cầu là loại tế bào có tác dụng đông máu. Khi cơ thể không sản xuất đủ lượng tiểu cầu cung cấp cho cơ thể, một vết cắt nhỏ cũng làm máu chảy nhiều hơn bình thường, bạn cũng dễ bị chảy máu cam. Ngoài ra, còn có một số triệu chứng đáng chú ý sau:
1.3 Các dấu hiệu khác
Một số dấu hiệu khác cảnh báo bệnh bạch cầu, bao gồm:
Bạn nên khám sàng lọc ung thư máu nếu xuất hiện các dấu hiệu bệnh nêu trên lặp lại nhiều lần
Mệt mỏi kéo dài, cơ thể ốm yếu là dấu hiệu cảnh báo của bệnh bạch cầu.
2. Dấu hiệu của ung thư hạch bạch huyết (Lymphoma)
Hệ bạch huyết có vai trò vận chuyển các tế bào lympho - tế bào bạch cầu có tác dụng chống nhiễm khuẩn, đi khắp cơ thể. Ung thư hạch bạch huyết khiến các tế bào lympho phát triển ngoài tầm kiểm soát và làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng.
Dấu hiệu chính của ung thư hạch bạch huyết là sưng hạch bạch huyết.
Bạn có thể dễ dàng sờ thấy các khối u ở cổ, nách hoặc háng. Các hạch bạch huyết sâu hơn có thể chèn các cơ quan trong cơ thể gây khó thở, đau ngực, bụng hoặc xương. Lá lách trở nên to hơn khiến bạn cảm thấy no hoặc đầy hơi. Các hạch bị sưng lên thường không gây cảm giác quá đau đớn trừ khi bạn uống rượu.
Một số dấu hiệu khác của ung thư hạch bạch huyết có thể xuất hiện như sốt, đổ mồ hôi đêm, cảm giác mệt mỏi, giảm cân, ngứa da.
3. Dấu hiệu của bệnh đa u tủy xương (Multiple Myeloma)
Tế bào plasma là tế bào giúp chống lại bệnh tật trong máu. Đa u tủy xương làm các tế bào plasma phát triển ngoài tầm kiểm soát, kìm hãm sự phát triển của tế bào khỏe mạnh và giải phóng các hóa chất vào máu làm tổn thương các cơ quan và mô trong cơ thể.
Đa u tủy xương có nhiều dạng khác nhau, một số dạng gây ra các triệu chứng sớm và nghiêm trọng hơn các dạng khác. Tuy nhiên, hầu hết các triệu chứng thường chỉ xuất hiện khi bạn đã mắc bệnh trong một thời gian nhất định. Dấu hiệu của bệnh đa u tủy xương bao gồm:
3.1. Đau xương
Dấu hiệu phổ biến nhất của đa u tủy xương là đau lưng hoặc xương sườn kéo dài và nghiêm trọng. Các tế bào ung thư giải phóng một hóa chất ngăn chặn quá trình phát triển và hồi phục các thương tổn tại xương làm chúng trở nên mỏng, yếu và dễ gãy. Tổn thương cột sống có thể làm tăng áp lực lên dây thần kinh gây đau và yếu chân, ngứa ran ở cánh tay, các vấn đề về ruột và bàng quang.
3.2. Tăng calci máu
Đau tủy xương làm tăng lượng calci máu. Điều này có thể dẫn tới:
Đau tủy xương làm tăng lượng calci máu, có thể dẫn tới tình trạng đãng trí
3.3. Các dấu hiệu khác
Các protein giải phóng từ tế bào ung thư làm tổn hại đến dây thần kinh gây ra yếu, tê và đau ở tay, chân. Nhiều tế bào ung thư nguyên bào lấn át các tế bào khỏe mạnh trong máu gây ra các vấn đề liên quan đến chảy máu làm cơ thể thiếu máu và dễ bị nhiễm trùng hơn.
Theo Mayoclinic.org
Tham khảo thêm: Ung thư Tuyến giáp
Ung thư gan - Những điều cần biết