Những lưu ý dành cho người già, trẻ nhỏ trong ngày Tết

Để bệnh tật không phiền nhiễu trong thời gian Tết vui vẻ, người già, trẻ nhỏ cần lưu ý:

1. 3 bệnh thường gặp ở trẻ

1.1. Bệnh đường tiêu hóa:

Tết đến, tiệc tùng nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng, giàu năng lượng, chất béo. Rồi ăn lại thức ăn thừa, thức ăn bảo quản quá lâu… Trẻ em liên tục ăn những thực phẩm này sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa gây sốt cao, nôn mửa và đau bụng vv...

Khuyến nghị: Trong thời gian Tết, cố gắng giữ cho trẻ sinh hoạt ăn uống càng gần với ngày thường càng tốt; món ăn phối hợp cũng cần đa dạng, ưu tiên thực phẩm giàu vitamin, chất xơ; tránh cho trẻ ăn kem, uống đồ lạnh sau khi ăn thịt.

1.2. Bệnh đường hô hấp:

Những hoạt động vui chơi, tụ họp, ăn uống… liên tục sẽ làm giảm thời gian nghỉ ngơi, ngủ trưa, ngủ tối. Ngủ không đủ không chỉ ảnh hưởng đến tiêu hóa, tính khí thất thường mà còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ, trẻ dễ bị vi rút tấn công, mắc các bệnh viêm đường hô hấp, viêm họng cấp tính, viêm abidan vv...

Khuyến nghị: Đối với trẻ giấc ngủ là rất quan trọng. Không nên để cho trẻ chơi quá muộn hoặc bỏ ngủ trưa. Ngoài ra hàng ngày đảm bảo thời gian tập luyện ngoài trời từ 30 phút đến 2 tiếng, như vậy mới toàn diện đảm bảo được sức đề kháng không giảm thấp trong ngày Tết.

1.3. Tai nạn bên ngoài

Trong ngày Tết lạnh tỉ lệ trẻ bị tai nạn khi vui chơi bên ngoài thường tăng lên, đặc biệt là sốt cao, trúng độc và một số bệnh khác do vi rút gây ra, vì vậy các ông bố bà mẹ cần lưu ý hạn chế thời gian cho trẻ vui chơi nơi đông người.

2. Người già cần chú ý giữ ấm và ổn định tâm lý

2.1. Tịnh tâm và duy trì thói quen sinh hoạt

Tết con cháu đề huề sum họp, đối với người già đây là việc vui mừng nhất, tránh không khỏi xúc động, đồng thời cũng mệt hơn thường ngày.

Lúc này, người già cần chú ý tịnh tâm và nghỉ ngơi, cố gắng duy trì thói quen sinh hoạt thường ngày. Đặc biệt là người già mắc bệnh huyết áp cao và tim mạch càng cần chú ý không được quá kích động, quá mệt mỏi để tránh huyết áp tăng cao hoặc đau thắt ngực hoặc các tai biến mạch máu não do huyết áp cao gây ra.

2.2. Không nên ăn nhiều uống nhiều

Người già ăn nhiều uống nhiều đều dễ làm cho cơ thể mệt mỏi, có thể làm cho bệnh mãn tính bộc phát.

2.3. Đi du dịch cần cẩn trọng

Do ngày Tết người xe đi lại đông đúc, người già không nên ra ngoài lâu. Nếu thực sự phải xuất hành bắt buộc phải chuẩn bị cẩn thận trước, đem theo đầy đủ thuốc và các vật dụng cần thiết, tốt nhất có con cháu đi cùng.

2.4. Đừng quên phòng chống lạnh

Thời tiết dịp Tết vẫn còn lạnh, hai bàn chân của người già gầy gò, ít chất béo, giữ ấm kém, tuần hoàn ngoại vi không tốt, chân dễ bị lạnh. Chân lạnh sẽ gây co thắt mạch nên người già càng phải đặc biệt chú ý giữ ấm đôi chân.

Những ngày đầu xuân, huyết áp dễ tăng cao, là mùa cao điểm của bệnh cảm, tim mạch vì vậy giữ ấm là việc quan trọng nhất của người già. Ngoài ra cần chú ý lưu thông không khí trong phòng, ngăn trừ trúng độc.

2.5 Đừng bỏ qua sức khỏe tâm lý

Những ngày Tết nên duy trì tâm thái cân bằng, tâm trạng ổn định, tâm trạng giao động sẽ làm cho huyết áp tăng cao, co thắt động mạch vành, vừa vui vừa buồn có thể dẫn đến đau tim hoặc tắc nghẽn cơ tim.

Khi gặp chuyện không như ý mình cũng cần tự mình giải thoát, không nên tự tìm phiền não. Người già hãy tin rằng, ai có vui vẻ người đó sẽ có sức khỏe.

Tùng Đan - dantri.com.vn

tin tức nổi bật