Triệu chứng run tay, hồi hộp, tim đập nhanh là bệnh gì?

Câu hỏi: Cháu chào bác sĩ ạ, cháu là nữ 21 tuổi, cháu bị run tay đặc biệt là khi làm việc áp lực lo lắng, hồi hộp thì run nhiều hơn kèm theo tim đập nhanh và đổ mồ hôi, ngoài ra khi cháu nhắm 1 mắt thì thấy vùng dưới mắt đó giật liên hồi và giật cũng xảy ra khi cháu để 2 hàm răng hờ nhau, ở cổ khi nằm thì thấy mạch đập thình thịch. Hồi nhỏ cháu có bị co giật và đã châm cứu khỏi đến bây giờ, bác sĩ cho cháu hỏi là cháu bị bệnh gì, có chữa được không ạ, hiện tại cháu đang rất mệt mỏi vì mở mắt ra cháu lại nghĩ đến căn bệnh rồi khóc, người thì lúc nào cũng rung rung cháu sợ cứ thế này cháu bị trầm cảm mất, mong bác sĩ phản hồi cho cháu ạ . Cháu cảm ơn bác sĩ.

PKBM trả lời: Triệu chứng run tay, hồi hộp, tim đập nhanh có thể gặp trong nhiều bệnh khác nhau: bệnh tim mạch, bệnh nội tiết , bệnh cường giáp, bệnh thần kinh...

Theo mô tả của bạn thì có thể bạn bị cường thần kinh giao cảm. Cường thần kinh giao cảm là một bệnh lành tính, bản thân nó không gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu tình trạng tim đập nhanh, tay chân run rẩy, đỏ mặt, hồi hộp căng thẳng... tiếp diễn nhiều lần và trong một thời gian dài, người bệnh rất dễ bị tăng huyết áp và dẫn đến các biến chứng nặng nề.

Khi bị cường giao cảm, bệnh nhân sẽ có nhịp tim nhanh, thậm chí co thắt cả mạch vành làm cho bệnh nhân đau ngực (triệu chứng của thiếu máu cơ tim, giống với nhồi máu cơ tim), nhịp tim nhanh làm cho bệnh nhân cảm giác hồi hộp, đánh trống ngực, đôi khi cảm giác hẫng người, ngoài ra có thể kèm theo rối loạn kinh nguyệt (nếu là nữ), rụng tóc, da khô, hư móng, giảm hứng thú tình dục, mất ngủ...

Vì thế, bạn cần sớm đi khám để được điều trị bệnh. Việc điều trị thường không đơn giản, ngoài việc dùng thuốc, bệnh nhân còn được áp dụng thêm một số phương pháp trị liệu khác như tập thiền, yoga; tập tự chủ và bình tĩnh trước mọi tình huống; tránh sử dụng các loại thức ăn và đồ uống có chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê, gia vị có tính cay nóng quá mức.

Để xác định chính xác cần làm thêm một số xét nghiệm và gặp bác sĩ để khám trực tiếp. Cháu nên đi khám để xác định cụ thể và có hướng điều trị sớm, chúc cháu mau khỏe.

Cháu có thể tham khảo: Lịch khám các chuyên khoa

GỬI CÂU HỎI

Gửi câu hỏi

tin tức nổi bật