Phòng ngừa suy tim sớm ở người bệnh Tim mạch

Việt Nam nằm trong số các nước đang phải “oằn lưng” với căn bệnh tim mạch. Dự đoán vào năm 2017, sẽ có trên 20% người Việt, tức là cứ 5 người có 1 người mắc bệnh tim mạch.


Bệnh tim mạch bao gồm bệnh của tim và hệ thống mạch. Trong hệ tuần hoàn, hoạt động của tim và hệ thống mạch không thể tách rời, chúng luôn chịu tác động qua lại và ảnh hưởng đến nhau. Mỗi ngày tim co bóp khoảng 100.000 nhịp, luân chuyển 7.500 lít máu thông qua hệ thống mạch máu. Do đó, chỉ cần một trục trặc nhỏ của hệ thống mạch cũng ảnh hưởng đến hoạt động của tim và ngược lại. 

Các bệnh tim mạch như tim bẩm sinh, hẹp, hở van tim, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, xơ vữa mạch… và rất nhiều các bệnh tim mạch khác, mặc dù nguyên nhân gây bệnh không giống nhau, nhưng hầu hết đều có chung điểm dừng chân cuối cùng là suy tim - nguyên nhân hàng đầu của các ca tử vong trên toàn thế giới. 

Việc phòng tránh các bệnh tim mạch phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết của người bệnh về tình trạng sức khỏe của mình.

Nhưng thực tế cho thấy, rất nhiều người bệnh do chủ quan, ý thức phòng và chữa bệnh chưa cao, cộng thêm chưa có nhiều kiến thức về bệnh học và tâm lý ngại đi viện khi triệu chứng còn nhẹ, nên chỉ đến khi các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn mới lo đi chữa bệnh, cuối cùng dẫn đến việc phát hiện muộn và quá trình điều trị trở nên rất khó khăn.

Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm bệnh tim mạch có ý nghĩa rất lớn, giúp làm chậm lại diễn tiến của bệnh.

Nếu nhận thấy có các dấu hiệu như: đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, ho, phù, bạn không nên chủ quan nhất là khi bạn đang mắc các bệnh về tim mạch. Hãy lắng nghe các dấu hiệu cảnh báo từ cơ thể để giúp các bác sĩ chẩn đoán sớm, chính xác và điều trị kịp thời, trước khi trái tim bị suy yếu.

Sức khỏe Tim mạch

tin tức nổi bật