Các loại sữa tốt cho người bị Cao huyết áp

   Huyết áp lên cao khi áp lực máu tác động lên thành động mạch cao hơn bình thường (huyết áp bình thường dao động trong khoảng 120/80 mmHg hoặc thấp hơn). Nếu không điều trị ngay bệnh cao huyết áp có thể dẫn đến nguy cơ bị giảm thị lực, bị bệnh tim khác hoặc bệnh thận. Thay đổi loại sữa đang uống trong chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những cách giúp điều trị bệnh cao huyết áp.


1. Sữa ít béo hoặc sữa không béo

   Theo chế độ dinh dưỡng nhằm ngăn chặn bệnh cao huyết áp DASH khuyến cáo nên hấp thu những thực phẩm và nước uống có hàm lượng chất béo thấp như sữa không béo hoặc ít béo. Vì sữa bột nguyên kem có hàm lượng chất béo bão hòa cao (cứ 250ml sữa bột nguyên kém có chứa tới 8g chất béo, trong đó gần 4.6g là chất béo bão hòa). Nhưng cũng trong 250ml sữa ít béo hoặc sữa tách béo chỉ chứa 0.2g chất béo và trong đó chỉ chứa 0.125g chất béo bão hòa.

2. Các chất béo cần tránh

   Chất béo – đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa - làm tăng nguy cơ tăng cân, từ đó làm huyết áp tăng cao. Nếu bạn được chẩn đoán bị cao huyết áp, mà bạn bị thừa cân nữa sẽ làm cho tình trạng bệnh của bạn tệ hơn. Bệnh cao huyết áp gây ra các mảng bám (chất béo và các chất khác) tích tụ lên thành mạch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch. Do đó, chế độ dinh dưỡng có hàm lượng chất béo cao cũng sẽ làm tình trạng bệnh xơ vữa động mạch hay các vấn đề tim mạch có sẵn xấu hơn.

3. Lời khuyên

   Người lớn nên uống 3 ly sữa ít béo hoặc không béo mỗi ngày (250ml/ ly). Nếu nguồn cung cấp canxi chính của bạn là sữa, bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu canxi khác như các loại cá giàu omega-3 (cá mòi đóng hộp, cá hồi…), rau bina, cải xoăn, các loại đậu… vào chế độ ăn uống để bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể.

   Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp, bạn nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc và cả chế độ dinh dưỡng hàng ngày như giảm hấp thu muối, thức ăn nhanh và các loại đường – tinh bột đã được tinh chế, đồng thời tăng cường hấp thu các loại thực phẩm giàu chất xơ và kali.

Ts Hải Anh

Được thành lập từ năm 1998, Phòng khám Đa khoa Bình Minhđịa chỉ 103 đường Giải Phóng, Hà Nội đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinhTiêu hoá, Gan mậtNội tiết -Tiểu đườngThận tiết niệuNam khoaPhụ sảnCơ xương khớpTai mũi họng

Đặc biệt trong Chuyên khoa Tim mạch phòng khám có nhiều giáo sư, bác sĩ giỏi tham gia khám chữa bệnh như: Giáo sư Phạm Gia Khải, Giáo sư Phạm Thị Hồng Thi, Tiến sĩ  Vũ Quỳnh Nga, Đỗ Kim Bảng...đang công tác tại viện Tim mạch Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai, Viện Tim Hà Nội... đảm nhiệm khám chữa bệnh, Siêu âm chuyên Tim mạch và thực hiện một số kỹ thuật chuyên sâu về Tim mạch như: Theo dõi Holter Điện timHolter Huyết ápSiêu âm Cản âm...  

 

Tham khảo thêm:

CHẨN ĐOÁN, PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

LỊCH KHÁM CÁC CHUYÊN KHOA,  LỊCH KHÁM CỦA GIÁO SƯ - TIẾN SĨ

tin tức nổi bật