Hạn dùng Thuốc - Đôi điều cần lưu ý

Cũng như tất cả các hàng hóa khác, vấn đề chất lượng thuốc rất cần được quan tâm, đề cao kể từ khâu nghiên cứu, sản xuất đến bảo quản và phân phối. Từng viên thuốc, từng ống thuốc tuy rất nhỏ nhưng lại có tầm quan trọng đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Chất lượng thuốc chỉ có loại A, không có loại B, loại C. Thuốc phải đủ tiêu chuẩn, đảm bảo điều trị bệnh nhân mau khỏi để trở về cuộc sống bình thường. Ngược lại nếu dùng thuốc kém chất lượng, không những lâu khỏi bệnh mà đôi khi còn gây tai biến, thậm chí dẫn đến tử vong. Ngành y tế nước ta từ lâu đã có những quy chế chặt chẽ về sản xuất, bảo quản, phân phối, hướng dẫn sử dụng thuốc; Ðòi hỏi mọi khâu, mọi người phải nghiêm túc chấp hành để bảo đảm việc chữa bệnh đạt hiệu quả và an toàn cao nhất.

Gần đây các phương tiện thông tin đại chúng (sách, báo, đài, truyền hình) cũng thường xuyên giới thiệu, nhắc nhở nên đa số người dân khi mua thuốc, dùng thuốc rất quan tâm, lưu ý đến chất lượng thuốc. Trước khi mua đều xem thuốc có bị bóc xé chưa, nơi nào sản xuất, còn hạn dùng (HD) hay không?, sau cùng mới cân nhắc về giá cả. Việc bảo quản thuốc có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thuốc. Nhiều thứ thuốc tuy hạn dùng còn dài nhưng phải bỏ đi vì lớp bọc đường bị nứt, chảy nước, thuốc bạc màu, đổi màu... (do khí hậu nóng ẩm của nước ta hoặc do khâu vận chuyển không đúng quy định). Vì vậy phải luôn luôn chú ý đến các yếu tố về môi trường như chống nóng, ẩm, mốc, mối, mọt cho thuốc, nguyên liệu, dược liệu để không làm biến đổi chất lượng thuốc.

Ðiều kiện bảo quản bình thường là trong điều kiện khô, thoáng, nhiệt độ từ 15-250C, cao nhất không được quá 300C, tránh ánh sáng trực tiếp gay gắt, các mùi hôi thối từ bên ngoài tác động vào. Yêu cầu bảo quản thuốc ở kho mát (nhiệt độ từ 8-150C), kho lạnh (nhiệt độ không quá 80C), tủ lạnh (nhiệt độ từ 2-80C), đông lạnh (nhiệt độ không vượt quá - 100C). Bên cạnh nhiệt độ thấp, còn cần chú ý đến độ ẩm tương đối không quá 70% (Quyết định số 2701/2001/QÐ-BYT ngày 29/6/2001 của Bộ Y tế).

Về hạn dùng

Là thời hạn mà quá mốc đó, thuốc sẽ không được phép lưu thông và sử dụng. Hạn dùng được ghi bằng số (2 con số) chỉ tháng, hoặc bằng chữ số chỉ năm gồm 2 con số cuối của năm. Ví dụ: 03-99 (Mục 6 điều 11 Thông tư 14).

Về ngày sản xuất: Số chỉ ngày gồm 2 con số, số chỉ tháng gồm 2 con số hoặc tên tháng bằng chữ, số chỉ năm gồm 2 con số cuối của năm. Ví dụ: 01/03/00.

Hạn dùng và ngày sản xuất ghi theo ngày, tháng, năm dương lịch. Tất cả các chữ viết, chữ số, dấu hiệu, ký hiệu phải ghi rõ ràng, dễ đọc và đúng với thực chất của thuốc, không được gây sự nhầm lẫn với thuốc và hàng hóa khác (Ðiều 3 Thông tư 14).

Trên đây là các quy chế của Bộ Y tế nhưng trong thực tế, có nhiều đơn vị chưa chấp hành đầy đủ. Tôi đã gặp những vỉ thuốc mà nơi ghi hàng chữ số hạn dùng bị xén mất phân nửa rất khó đọc, làm bệnh nhân thắc mắc không hiểu thuốc còn hạn hay không? Ðối với những trường hợp này, chúng tôi đề nghị xí nghiệp nên thu hồi, in lại chữ số cho đầy đủ rồi mới xuất xưởng, nhằm tránh tình trạng bệnh nhân hiểu nhầm cho là thuốc kém phẩm chất.


  Sưu tầm

tin tức nổi bật