Những điều cần biết về bệnh Giang mai

Bệnh Giang mai lây nhiễm qua đường tình dục có thể tấn công bất kỳ ai, nam hay nữ, bất kể tuổi tác, chủng tộc. Thanh thiếu niên và người trưởng thành thường mắc các bệnh này nhiều hơn những đối tượng khác.

Nếu không được điều trị, bệnh giang mai - một bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể gây nguy hiểm cho các bộ phận bên trong cơ thể, tổn thương thần kinh, mất trí nhớ hoặc tử vong.

Bệnh giang mai do nhiễm xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum), đây là loại bệnh truyền nhiễm có biểu hiện chủ yếu là viêm loét âm đạo, phát ban ngoài da, đau xương cơ, vì phương thức truyền nhiễm khác nhau nên biểu hiện lâm sàng của bệnh cũng không hoàn toàn giống nhau.

Giang mai giai đoạn đầu trong 2 năm sau khi lây nhiễm bệnh bao gồm giai đoạn 1 và giai đoạn 2, giang mai giai đoạn cuối là hơn 2 năm sau khi lây nhiễm bệnh với giang mai giai đoạn 3.

Giai đoạn 1: Khoảng 7 – 60 ngày sau khi tiếp xúc với người bệnh, sẽ xuất hiện tổn thương ở quy đầu, bao quy đầu, rãnh quy đầu, lỗ niệu đạo, ngoài ra có thể ở môi, lưỡi. Tổn thương này là một dạng viêm loét có đặc điểm nông, hình tròn hoặc bầu dục, bờ nhẵn màu đỏ không ngứa, không đau, không có mủ đáy viêm loét thâm nhiễm cứng. Các triệu chứng trên có thể tự biến đi sau 3 đến 6 tuần lễ kể cả không điều trị nên nhiều người tưởng lầm là khỏi bệnh nhưng thực sự là vi khuẩn lúc đó đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác.

Giai đoạn 2: Triệu chứng của bệnh giang mai chủ yếu là do tổn thương niêm mạc nổi nấm mụn toàn thân. Các triệu chứng khác thường gặp ở giai đoạn này bao gồm sốt, đau họng, mệt mỏi, sụt cân, đau đầu, nổi hạch. Một số trường hợp hiếm gặp có thể kèm theo viêm gan, thận, viêm khớp, viêm màng xương, viêm dây thần kinh thị giác, viêm màng bồ đào, và viêm giác mạc kẽ.

Giai đoạn 3: 60% số người mắc bệnh xuất hiện triệu chứng sưng mủ gây tổn thương tới các cơ quan, hệ thần kinh, tĩnh mạch, nghiêm trọng hơn cò thể đe dọa tới tĩnh mạch và những tổn thương không thể chữa trị.
Giang mai có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh như penicillin. Nếu không chữa trị, bệnh giang mai có thể gây biến chứng cho tim, động mạch chủ, não, mắt và xương, trong một số trường hợp có thể gây tử vong.

*Phòng ngừa Bệnh Giang mai: 

Hiện nay vẫn chưa vác xin chủng ngừa có hiệu quả cho công tác phòng chống. Không nên quan hệ tình dục hay tiếp xúc vật lý trực tiếp với một người bị bệnh để tránh lây truyền bệnh giang mai, có thể sử dụng bao cao su đúng cách, tuy nhiên vẫn có thể không hoàn toàn an toàn. Giang mai không lây qua nhà vệ sinh, các hoạt động hàng ngày, bồn tắm, hay dụng cụ ăn uống hoặc quần áo.

Kiểm tra bệnh bằng cách nào: Kiểm tra máu (xét nghiệm máu).

Sưu tầm

Xem thêm: Bệnh Lậu

tin tức nổi bật