Xơ vữa động mạch là một hiện tượng có thể xuất hiện ở bất kì mọi lứa tuổi và giới tính. Thế nhưng các chuyên gia đã khẳng định rằng hiện tượng này dễ xảy ra đối với bất kì phụ nữ nào đang trong giai đoạn mãn kinh hơn so với các đối tượng khác. Đó là do quá trình này không những chỉ là sự lão hóa dần của buồng trứng và giảm đi của số lượng trứng mà còn đi cùng với sự thay đổi về chuyển hóa lipid.
1. Rối loạn chuyển hóa lipid khi mãn kinh dễ dẫn đến xơ vữa động mạch
Như các bạn đã biết, mãn kinh được chia ra làm hai giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh kéo dài từ 5-10 năm và trong cơ thể người phụ nữ lúc này chỉ bắt đầu thiếu hụt progesterone một chút hoặc hoàn toàn tùy theo mỗi người. Nhưng ở giai đoạn sau thì người phụ nữ bị thiếu hụt estrogel và là giai đoạn mãn kinh thực sự.
2. Rối loạn mỡ máu hay gặp ở phụ nữ mãn kinh
Mọi vấn đề về xơ vữa động mạch, tai biến và đột quỵ đều bắt nguồn từ các chất béo trong cơ thể. Nhưng chúng ta hãy cùng tìm hiểu sâu hơn mối liên quan của chúng.
Những nghiên cứu mới nhất cho thấy estrogen có tác động tới quá trình chuyển hóa lipid và kéo theo đó là các ảnh hưởng tới mạch máu. Ở những người phụ nữ bình thường chưa đến tuổi mãn kinh (vẫn đang ở tuổi hoạt động tình dục), tỷ lệ Triglycerid thấp hơn so với đàn ông. Sau khi mãn kinh, lượng triglycerid và lipoprotein tỷ trọng thấp trong huyết tương của phụ nữ tăng dần đến mức bằng với tỉ lệ của nam giới. Có lẽ điều này là do estrodiol gây tác động lên quá trình tổng hợp triglycerid của gan và làm cho lượng triglycerid của phụ nữ thấp.
Điều này lại xảy ra theo hướng ngược lại khi sử dụng estrogel tổng hợp theo đường uống. Đó là do cách thức estrogel được vận chuyển vào gan (theo đường tĩnh mạch cửa hoặc tĩnh mạch dưới gan) và cấu trúc hoá học của estrogel (tổng hợp hay tự nhiên) dường như gây ảnh hưởng rất khác nhau đối với chuyển hoá triglycerid.
3. Xơ vữa động mạch có xu hướng tăng lên
Đi cùng với những sự thay đổi về chuyển hóa lipid nêu trên, các nhà khoa học cũng nhận thấy xơ vữa động mạch có xu hướng gia tăng ở phụ nữ mãn kinh trong đó có cả xơ vữa động mạch vành, loại xơ vữa nguy hiểm nhất. Sự tương đồng của hai quá trình này thể hiện ở việc trước độ tuổi 45 thì nữ giới dường như ít bị xơ vữa động mạch hơn nam giới. Nhưng sau khi qua lứa tuổi này thì sự miễn nhiễm với hiện tượng trên của nữ giới cũng mất đi. Đặc biệt, bệnh động mạch vành và xơ vữa động mạch vành phát triển nhiều ở những phụ nữ có vai to, da dày, hệ lông phát triển theo mô hình giống phái mạnh. Thể trạng này có thể do tăng bài tiết lượng hormone nam giới ở phụ nữ mãn kinh.
Xơ vữa động mạch hình thành khiến cho lòng động mạch bị hẹp đi. Đối với động mạch vành, khi lòng động mạch bị hẹp từ 50% trở lên thì cơ tim sẽ bị thiếu máu nuôi dưỡng. Biểu hiện lâm sàng của bệnh thiếu máu cơ tim là cơn đau thắt ngực. Cơn đau có thể xuất hiện bất kì lúc nào dù đang nghỉ ngơi hay hoạt động cường độ cao.
Cơn đau thắt ngực thường xảy ra kéo dài từ 3-10 phút. Vị trí đau thường từ lồng ngực lên đến cổ hoặc vai nhưng đôi khi cũng lan ra cả cánh tay và ngón tay. Nếu gặp phải cơn đau như vậy thì chỉ có một giải pháp duy nhất là đến ngay các phòng khám chuyên khoa tim mạch gần nhất để theo dõi, và ngăn ngừa triệu chứng này có thể đi xa hơn và bùng phát thành cơn nhồi máu cơ tim.
Đó là trường hợp xấu nhất, còn nếu may mắn hơn thì những trường hợp hẹp lòng động mạch cũng gặp phải nhiều vấn đề cho hệ vận động. Đó là khi bị hẹp lòng động mạch các chi dưới. Lúc đó cơ thể sẽ gặp tình trạng “đau cách hồi” – tức là cứ đi bộ được vài mét tới vài trăm mét thì bị một cơn đau kiểu chuột rút. Nhưng khi đi khám các bác sĩ về cơ xương khớp lại không thể phát hiện ra điều gì.
4. Hormon thay thế có giải quyết được vấn đề?
Với giai đoạn mãn kinh, hormone thay thế là một biện pháp hợp lý vì phương pháp điều trị này giúp cho cơ thể có thêm các hormone buồng trứng ngoại sinh. Lượng hormone này sẽ vớt vát lại phần nào những hậu quả của việc thiếu hormone sinh dục steroid nội sinh gây ra. Điển hình là việc ngăn chặn sự rối loạn của thần kinh giao cảm khiến giảm hoặc hết hẳn các cơn bốc hỏa, nóng bừng, vã mồ hôi khiến người phụ nữ tuổi trung niên cảm thấy thoải mái hơn. Thế nhưng phương pháp này vẫn chưa hề được khẳng định là giúp làm giảm xơ vữa động mạch.
5. Điều trị rối loạn chuyển hóa lipid để giảm những biến chứng tim mạch là việc tối cần thiết
Chỉ có một điều duy nhất chúng ta có thể chắc chắn rằng việc điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu sẽ làm giảm một cách rõ rệt những biến cố tim mạch có nguồn gốc từ xơ vữa động mạch. Đó là những căn bệnh nguy hiểm như suy mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Để điều trị rối loạn chuyển hóa lipid máu thì việc điều chỉnh ăn uống đóng một vai trò rất quan trọng. Người bị tăng triglycerid hoặc cholesterol máu không nên ăn phủ tạng động vật và mỡ động vật, trứng thịt. Họ có thể sử dụng các thực phẩm thay thế như dầu thực vật và cá. Các sản phẩm này khi hấp thụ vào cơ thể dễ hình thành nên cholesterol tốt hơn các loại thực phẩm kể trên.
Hơn nữa một việc nên làm là thường xuyên vận động để thúc đẩy quá trình tạo ra cholesterol tốt chứ không phải giảm cholestetol máu một cách triệt để. Và để chắc chắn rằng quá trình chuyển hóa lipid máu được vận hành an toàn thì những phụ nữ tuổi mãn kinh cũng nên sử dụng các loại thực phẩm chức năng có thể giúp can thiệp và uốn nắn quá trình này hoặc một loại thực phẩm chức năng chuyên biệt để phòng ngừa các bệnh nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não có tính tới yếu tố ngăn chặn rối loạn chuyển hóa lipid máu, hình thành mảng xơ vữa động mạch và củng cố thành mạch.
Sưu tầm