Bệnh tự kỷ ở trẻ, Đặc trưng, Nguyên nhân Bệnh tự kỷ

Bệnh tự kỷ là một chứng rối loạn có thể ảnh hưởng đến hành vi, suy nghĩ, giao tiếp của trẻ và trong tương tác với các trẻ khác.

Tại Mỹ, có hơn 1,5 triệu trẻ nhỏ và người trưởng thành được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ. Bệnh thường xảy ra ở trẻ trai hơn so với trẻ gái, và thường được chẩn đoán khi trẻ trong độ tuổi 15 đến 36 tháng tuổi, mặc dù các dấu hiệu của bệnh có thể xuất hiện sớm hơn.

Hiện chưa có thuốc điều trị cho trẻ bị bệnh tự kỷ, và các nhà nghiên cứu cũng chưa chắc chắn về nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên cũng đã có các liệu pháp và nhiều cách khác nhau có thể giúp đỡ trẻ mắc bệnh tự kỷ và gia đình trẻ.


1. Đặc trưng của Bệnh tự kỷ

  • Gặp các vấn đề trong giao tiếp, bao gồm chậm trễ trong phát triển khả năng nói năng, lặp từ và nói với chất giọng đều đều mà không có sự chuyển giọng hay chuyển nhịp điệu.

  • Tương tác xã hội kém.

  • Hành vi và sở thịch lặp đi lặp lại.

  • Có những hành vi bất thường như xoay tay hay vỗ tay.

  • Thích chơi 1 mình.

  • Không chấp nhận cho các trẻ khác cùng chơi.

  • Thích sắp xếp các đồ vật và sắp xếp chúng theo màu sắc.

  • Ít biểu lộ cảm xúc trong đôi mắt khi tiếp xúc với người khác.

Khoảng 1/3 trẻ được chẩn đoán bệnh tự kỷ có các triệu chứng đặc thù của bệnh khi trẻ được 1 hoặc 2 tuổi, và sau đó bắt đầu giảm dần, thể hiện trong cách trẻ nói và hòa nhập với xã hội.

Nếu trẻ có riêng bất kỳ một trong các dấu hiệu trên, điều đó không hẳn là trẻ bị bệnh tự kỷ. Thường thì tập hợp các triệu chứng trên sẽ dẫn đến chẩn đoán trẻ mắc bệnh tự kỷ.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Không có một nguyên nhân riêng biệt gây bệnh tự kỷ. Các nghiên cứu hiện nay đang tập trung vào sự mất cân bằng hóa chất, những khác biệt ở não, gen hay các vấn đề ở hệ miễn dịch. Dị ứng thức ăn, thừa quá mức lượng men trong hệ tiêu hóa, nhiễm chất độc từ môi trường cũng có thể gây bệnh. Tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học cho thấy chúng rõ ràng là nguyên nhân gây bệnh.

Một số người tin thimerisol (một thành phần của vaccine) và vaccine, đặc biệt vaccine sởi, quai bị và rubella, có thể liên quan đến bệnh tự kỷ do đã có nhiều trẻ cùng lứa tuổi được tiêm các vaccnie này được chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ. Tuy nhiên cũng chưa có bằng chứng khoa học nào về mối liên quan này.

3. Chẩn đoán bệnh

Bệnh tự kỷ không thể được phát hiện lúc sinh hay qua theo dõi trước khi sinh. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, nếu bạn có con mắc bệnh tự kỷ, bạn có khoảng 10% khả năng có một đứa con khác mắc bệnh tự kỷ hay một chứng rối loạn tương tự.

Bệnh tự kỷ khó nhận dạng hay chẩn đoán, điều quan trọng là phụ huynh phải biết chọn lựa chuyên gia sức khỏe có kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị bệnh sớm ngay khi có thể. Hãy theo dõi khả năng giao tiếp của trẻ, tham khảo tài liệu và trao đổi ý kiến bác sĩ nếu bạn phát hiện trẻ có những biểu hiện bất thường.

Sưu tầm

tin tức nổi bật