Có thể nói canxi ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt cơ thể, thiếu canxi trầm trọng sẽ cực kì nghiêm trọng, là nguyên nhân chính gây tàn tật và tử vong, thậm chí còn đáng sợ hơn cả ung thư.
1- Vai trò của Canxi trong cơ thể
Khi chế độ ăn uống của chúng ta thiếu canxi, lượng canxi vào máu không đủ, lúc này cơ thể sẽ thực hiện chức năng điều chỉnh. Trên cổ chúng ta có 4 tuyến cận giáp. Khi hàm lượng canxi trong máu không đủ, trong vòng 10 giây, tuyến cận giáp tiết ra nội tiết tố tiêu huỷ xương, nên được gọi là osteoclastin. Nội tiết tố này nhanh chóng xuyên qua màng xương, kích hoạt các tế bào tuỷ xương, hoà tan canxi trong xương thành các ion để vận chuyển vào lòng mạch máu.
Vì thế chúng ta không cảm thấy được thiếu canxi.
Quá trình này bắt đầu khi chúng ta 20 tuổi, lượng canxi mất đi 1% mỗi năm, nhưng chúng ta chẳng hề cảm nhận được. Và như vậy, bộ xương của chúng ta từ 20 tuổi trở đi sẽ giống như khoản lương hưu, để chúng ta lĩnh hàng tháng. Nếu chúng ta không bổ sung canxi, đến tuổi 30 chúng ta mất 10% xương và lúc này bắt đầu cảm thấy đau lưng, mỏi người, đêm nằm ê ẩm khó chịu, phụ nữ có biểu hiện của tiền mãn kinh sớm. Đến tuổi 50, bộ xương mất đi 30% lượng canxi, lúc này cảm thấy đêm trằn trọc rất khó ngủ, đau lưng, đau mỏi cổ lan xuống một hoặc hai bên cánh tay, các khớp lỏng lẻo lên xuống cầu thang không vững, khớp sưng đau, chuột rút ở chân, ban đêm rút nhiều hơn và rất hay tê chân tê tay, ban ngày cũng cảm thấy tê bì và đau chân, cử động thiếu linh hoạt, dễ mệt mỏi, phản ứng chậm chạp, sức đề kháng giảm, trí nhớ giảm, chiều cao cơ thể lùn đi trông thấy từng ngày. Sau tuổi 70, lượng canxi bị mất tới 50% làm cho bộ xương như xơ mướp, bác sĩ chẩn đoán loãng xương nặng, lúc này cột sống dễ gãy nhất, các đốt sống bị xẹp gây đau đớn kinh khủng, đau cột sống thì ung thư không so được, đau không làm cho người ta chết nhưng đã nhiều người tìm đến cái chết để cắt cơn đau. Càng lớn tuổi thì loãng xương càng nghiêm trọng, vì thế, gãy xương người già trở thành vấn đề toàn cầu.
Nhưng vấn đề còn nghiêm trọng hơn nhiều.
Do máu thiếu canxi lâu ngày, nên tuyến cận giáp liên tục tiết ra nội tiết tố osteoclastin để rút canxi từ xương, tạo nên một thói quen, khiến canxi trong máu không ngừng tăng lên, điều đó dẫn tới hai hậu quả.
Một là, lượng canxi dư thừa sẽ bám vào thành mạch máu, lâu dần tạo ra xơ vữa vôi hoá. Tổn thương đầu tiên hay gặp nhất là tăng huyết áp. Tiếp đến, do xơ vữa vôi hoá các mạch máu ở tuyến tuỵ, sẽ gây ra viêm tuỵ cấp đe doạ tính mạng, nhưng nghiêm trọng hơn cả vẫn là nhu mô tuỵ bị tổn thương ảnh hưởng đến việc tiết Insulin, là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường. Tiếp theo là xơ vữa động mạch vành gây nhồi máu cơ tim. Xơ vữa động mạch cảnh, động mạch sống nền, động mạch não gây tai biến mạch não.
Hai là, canxi máu tăng đến 3% thì đó là tình trạng tăng caxi máu, lúc này tuyến giáp tiết ra thyroxine, thường được gọi là calcitonin, để loại bỏ lượng canxi dư thừa trong máu. Canxi dư thừa này được vận chuyển quay trở lại xương, nhưng nó oái oăm ở chỗ nó không tham gia tái cấu tạo xương, mà tích tụ ở các vị trí của khớp xương. Vị trí rất hay gặp, là đốt sống cổ gây ra gai xương và hẹp lỗ tiếp hợp, tức là cột sống cổ bị thoái hoá chèn ép dây thần kinh gây đau mỏi vai gáy, đau lan xuống tay. Những người đau mỏi vai gáy lan xuống cánh tay chú ý có thể bị thiếu canxi. Các đốt sống ngực và thắt lưng cũng hay bị, gây thoái hoá, dẫn tới đau mỏi từ hông lan dọc xuống chân. Ngoài ra, các khớp cũng bị thoái hoá, từ khớp lớn đến khớp nhỏ. Như vậy, canxi máu tăng đến 3% thì cơ thể có hai hiện tượng trái ngược nhau, vừa là loãng xương rất nhanh, vừa là thoái hoá cột sống và các khớp rất dữ dội.
Chắc mọi người đều biết hoạ tam tai theo dân gian.
Đó là những người bị tai hoạ 3 năm liên tiếp, vào các năm 31-33 tuổi, sau đó là 47-49 tuổi; bất cứ ai gặp phải cũng sẽ rất hãi.
Hoạ này có thật nhưng xin đừng hiểu theo mê tín dị đoan.
Nguyên nhân chính vẫn là tình trạng thiếu canxi, đến 30 tuổi mất 10% canxi nên bắt đầu xuất hiện đau lưng, đến tuổi 50 mất tới 30% canxi dẫn đến chuột rút ở chân, sức đề kháng giảm, dễ mệt mỏi, tay chân không linh hoạt, trí nhớ giảm, phản ứng chậm…; điều đó giải thích bước sang tuổi 30 sức khoẻ thay đổi trông thấy, nhưng đến tuổi 50 thì mắt mờ chân chậm mất rồi, đó là hai khoảng tuổi dễ gặp ốm đau bệnh tật và tai nạn bất thình lình, thống kê gặp quá nhiều trường hợp như vậy thì quy thành hạn tam tai.
Bản chất sâu hơn của hạn tam tai là gì?
Chúng ta cùng nhớ lại sinh học phổ thông, cơ thể con người có khoảng 75 nghìn tỉ tế bào, để dễ hiểu, mỗi tế bào tôi ví như một cơ thể sống, chúng luôn trao đổi chất và hấp thụ các chất dinh dưỡng khác nhau. Tất nhiên tế bào không có miệng để ăn. Vậy các chất dinh dưỡng được vận chuyển vào tế bào bằng cách nào?
Chúng ta hãy hình dung, cách tế bào ăn giống như dòng điện vậy, tức là phải dựa vào sự chênh lệch giữa điện thế cao và điện thế thấp, sự chênh lệch nồng độ ion giữa bên trong và bên ngoài tế bào sẽ đẩy chất dinh dưỡng qua màng, hay thuật ngữ y học còn gọi là “gradien xuyên màng”. Vậy ion nào có khả năng xuyên màng? Câu trả lời sẽ là rất nhiều thứ có khả năng xuyên màng như vậy. Nhưng hầu hết thì khả năng xuyên màng rất yếu. Khá hơn chút là sunfat khả năng xuyên màng gấp 2 lần, carbonat gấp 3 lần, magie gấp 20 lần, kali gấp 70 lần. Nhưng canxi gấp 10.000 lần. Wow, con số quá ấn tượng, giữa 10.000 lần và 70 lần thì khác nhau xa quá xa. Các chất xuyên màng này sẽ vận chuyển thức ăn cho tế bào, vậy canxi vận chuyển nhiều nhất, các chất khác túc tắc không đáng kể.
Đến đây thì các bạn đã bắt đầu hiểu, nếu cơ thể bị thiếu canxi, thì không có những anh chàng shipper xe ôm công nghệ vận chuyển một cách hiệu quả các chất vào trong tế bào, như vậy tế bào sẽ bị đói, không thể nào khoẻ mạnh được, hậu quả là hàng loạt cơ quan khác nhau bị suy giảm, xuất hiện nhiều triệu chứng như tôi đã mô tả, bệnh tật cứ thế mà sinh ra.
Khi lượng canxi trong máu giảm xuống dưới 7mg/dL, các tế bào của bạn sẽ ngừng hoạt động, chân duỗi như đạp xe, bàn tay rút lại, xuất hiện co giật. Tình trạng này, chúng ta chỉ cần nhớ lại lúc bố mẹ qua đời, nhiều người khóc lóc vật vã, dẫn đến co rút chân tay rồi ngất đi, đó chính là tình trạng mất canxi máu cấp qua nước mắt. Nhưng thật may mắn, tuyến cận giáp sẽ cứu chúng ta không chết, chỉ đúng 10 giây tuyến cận giáp đã thực hiện rút canxi từ xương, mặc dù canxi trong xương rất quan trọng, nhưng trong tình huống khẩn cấp này thì tồn tại vẫn là ưu tiên số một.
Tóm lại là, khi lượng canxi trong máu giảm, chúng ta không có cách nào ngăn cơ thể lấy canxi từ xương. Nếu ăn uống bổ sung kịp thời thì lượng canxi sẽ bù lại. Nhưng một khi lượng canxi trong xương giảm tới 50% thì không thể điều chỉnh được nữa, lúc này tế bào của chúng ta sẽ kêu lên, để được giúp đỡ. Kêu vậy thôi chứ không thể làm gì được, vì khi canxi trong kho cạn kiệt, cuộc sống của tế bào sẽ chấm dứt, các cơ quan sẽ xuất hiện hàng loạt các bệnh nguy hiểm, hạn tam tai từ đây chứ đâu.
2- Triệu chứng khi thiếu canxi
❶ Rối loạn giấc ngủ: Ion canxi trong cơ thể duy trì sự ổn định của hệ thần kinh, khi cơ thể thiếu canxi thường dẫn đến tăng hưng phấn thần kinh cơ, người bệnh sẽ có triệu chứng thường xuyên mơ và dễ tỉnh giấc, khó ngủ về đêm, ngủ không ngon giấc, chiều tối dễ buồn ngủ, chóng mặt, tính khí thất thường và dễ tức giận.
❷ Thiếu năng lượng: Do ion canxi trong cơ thể không đủ vận chuyển các chất vào tế bào, làm cho tế bào thiếu năng lượng, bị tổn thương, cơ thể lúc nào cũng trong trạng thái buồn ngủ nhưng lại không ngủ được, cảm thấy rất mệt mỏi, dù nghỉ ngơi cũng có cảm giác như chưa được nghỉ ngơi.
❸ Tổn thương thần kinh cơ và hệ miễn dịch: Canxi thiếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh cơ, chuột rút ở chân và bàn chân, phù nề, suy nhược toàn thân, đau nhức cơ thể, cơ bắp yếu ớt, sức đề kháng cơ thể kém, dễ bị cảm, da kém, tóc mỏng, rụng tóc vùng chẩm.
❹ Xương khớp: Do mật độ canxi giảm dẫn đến loãng xương, gãy xương, xẹp đốt sống, giảm chiều cao, thoái hoá cột sống. Các triệu chứng phổ biến như cổ vai gáy, đau lưng, đau lưng lan xuống chân, đau khớp, đau gót chân, gù rõ ràng.
❺ Răng: Khi hàm lượng canxi trong cơ thể giảm đi thì lượng canxi trong răng cũng sẽ giảm đi, một số người sẽ bị lung lay răng, răng biến dạng, răng nhọn đen hoặc ngoằn ngoèo.
❻ Biểu hiện tim: Trong điều kiện thiếu canxi, sự kích thích thần kinh cơ sẽ ảnh hưởng đến chức năng tế bào cơ tim, từ đó dẫn đến hoạt động điện sinh lý tim bất thường và bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng như đánh trống ngực và tức ngực.
❼ Hệ tiêu hoá: Do nhu động ruột bị chậm lại khi thiếu canxi, chức năng tiêu hóa và hấp thu cũng có thể bị suy giảm, dẫn đến triệu chứng chán ăn, loét dạ dày, táo bón.
❽ Các biểu hiện khác: Do lượng canxi từ xương vào mạch máu tăng, dẫn đến tổn thương vôi hoá xơ vữa mạch máu, là nguyên nhân gây viêm tuỵ cấp, tiểu đường, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não.
3- Khẩu phần ăn hàng ngày và nhu cầu Canxi
Hãy nhìn vào bản đồ bổ sung canxi thế giới, do Tổ chức Loãng xương Quốc tế vẽ năm 2017, sẽ thấy người Việt thiếu canxi trầm trọng, ở mức thấp nhất thế giới. Tại sao lại thế này?
Lượng Canxi trong khẩu phần ăn của các nước trên thế giới
Mức canxi người Việt = 345 mg/d mỗi ngày.
Mức này có màu đỏ, là mức dưới 400 thấp nhất trong 9 mức tất cả, chỉ bằng một phần ba so với khuyến nghị, nên rất đáng báo động.
Lượng canxi ăn vào mỗi ngày được khuyến nghị là:
Khẩu phần ăn để có khoảng 800mg canxi mỗi ngày, thì chúng ta phải uống khoảng 300ml sữa, ăn nửa cân rau lá xanh, ăn thêm nhiều đậu phụ có lẫn bột thạch cao, ăn nhiều các loại hạt giàu canxi, chịu khó phơi nắng ít nhất 2 tiếng mỗi ngày.
Sẽ không ai ăn và phơi nắng được như vậy.
Nghĩa là, chẳng có cách nào khác là chúng ta phải bổ sung viên canxi thường xuyên, nếu không cơ thể sẽ thiếu canxi.
4- Bổ sung Canxi như thế nào cho khoa học
Khám chữa bệnh hàng ngày, tôi gặp vô cùng nhiều người từ 40 tuổi trở lên, rất chịu khó uống canxi, nhưng vẫn đầy đủ các triệu chứng thiếu canxi, uống sau ba ngày là táo bón nặng, bụng cứ chướng phềnh lên ậm ạch.
Nguyên nhân liên quan đến thời điểm uống.
Mọi người vẫn mặc định, thuốc phải uống sau khi ăn, bất kể là thuốc gì. Đây là một quan niệm sai lầm. Trong khẩu phần ăn của chúng ta, có chất béo từ thịt cá, có oxalat từ rau củ quả, hai chất này kết hợp với canxi tạo thành canxi-oxalat, đường tiêu hoá không làm sao hấp thụ được, dẫn tới bụng chướng khó tiêu, rồi táo bón. Trong tình huống này, canxi nguyên tố thay vì hấp thu qua niêm mạc ruột vào máu, thì nó lại tạo thành canxi-oxalat, theo phân đẩy ra ngoài chẳng có tác dụng gì cả.
Hãy nhớ đừng uống canxi sau khi ăn.
Tôi đọc các tài liệu tiếng Việt hướng dẫn trên mạng, đều nói uống viên canxi sau khi ăn, uống buổi sáng và tránh uống buổi chiều, không uống ban đêm để phòng bị sỏi thận; hướng dẫn này theo tôi không phù hợp.
Trước hết chúng ta cần biết các loại viên canxi.
Một số loại hợp chất canxi khác nhau được sử dụng trong chất bổ sung canxi, mỗi hợp chất chứa lượng canxi khác nhau - được gọi là canxi nguyên tố. Trên thị trường hiện nay, bốn chất bổ sung canxi thông thường có thể được dán nhãn là:
• Canxi cacbonat (40% canxi nguyên tố)
• Canxi citrate (21% canxi nguyên tố)
• Canxi gluconate (9% canxi nguyên tố)
• Canxi lactate (13% canxi nguyên tố)
Trong đó, hai dạng bổ sung canxi chính thường được dùng phổ biến là cacbonat và citrate vì hàm lượng canxi cao, còn hai loại sau không phổ biến và nên hỏi ý kiến của bác sĩ vì hàm lượng canxi thấp.
Canxi cacbonat có giá cả phải chăng hơn và chứa hàm lượng canxi cao, lên tới 40%, tức là 600 mg canxi cacbonat có thể cung cấp 600x40% = 240 mg canxi. Để bổ sung cùng một liều lượng canxi, khi chọn canxi cacbonat để bổ sung canxi thì tổng lượng thuốc sẽ tương đối ít hơn. Nhược điểm là nó có thể gây táo bón, đầy hơi và các vấn đề khác. Ngoài ra, sự hấp thu canxi cacbonat còn phụ thuộc vào axit dạ dày, nếu người có lượng acid dịch vị nhiều thì nên nên ăn trong hoặc sau bữa ăn sẽ tốt hơn, ngược lại thì nên uống ngoài bữa .
Canxi citrate đắt hơn và có hàm lượng canxi thấp hơn, khoảng 20%. Ưu điểm của nó so với canxi cacbonat là không gây táo bón, có thể hấp thu tốt hơn khi bụng đói và ít phụ thuộc vào axit dạ dày. Vì vậy, đối với những người bị suy yếu khả năng tiết axit dạ dày, chẳng hạn như người trung niên và người già trên 50 tuổi hoặc người đang dùng thuốc ức chế axit, thì canxi citrate tốt hơn canxi cacbonat.
Nếu các bạn chọn canxi cacbonat thì cần uống giữa các bữa ăn, ví dụ nếu ăn sáng 7 giờ và ăn trưa 12 giờ, thì nên uống vào lúc 9 - 10 giờ tránh tác dụng với chất béo hoặc oxalat.
Có thể uống buổi chiều.
Chưa có bằng chứng khoa học nào nói rằng uống viên canxi vào buổi chiều, đặc biệt uống vào ban đêm, lại gây ra sỏi thận. Quan niệm này được một số bác sĩ đưa ra, chỉ là suy luận dựa trên niềm tin rằng uống canxi vào khung giờ đó, cơ thể ít hoạt động thì canxi lắng đọng trong thận gây ra sỏi. Thực tế, đến nay tôi chưa tìm thấy những hướng dẫn thống nào khuyên chỉ uống buổi sáng, không uống viên canxi vào buổi chiều và đêm.
5- Uống Canxi về đêm liệu có hiệu quả hơn?
Một số chuyên gia chỉ ra rằng, thời điểm tốt nhất để bổ sung canxi là trước khi đi ngủ hàng đêm. Về nguyên lí, cơ thể con người liên tục đào thải các mô xương vào khoảng 3 giờ sáng, nên để đảm bảo chỉ số canxi trong cơ thể ổn định hơn thì việc bổ sung canxi là phù hợp vào ban đêm. Trong ba bữa một ngày, cơ thể con người có thể hấp thụ khoảng 400mg canxi từ thức ăn, khi cơ thể bài tiết canxi từ nước tiểu thông qua cơ chế điều hòa canxi, ban ngày máu có thể được bổ sung canxi từ thức ăn bất cứ lúc nào. Mức độ canxi về đêm, cơ thể con người không ăn nữa mà nước tiểu vẫn được hình thành như bình thường và một phần canxi trong máu vẫn tiếp tục đi vào nước tiểu, do đó, để duy trì lượng canxi trong máu ở mức bình thường, cơ thể con người phải sử dụng lượng canxi dự trữ trong xương. Bổ sung canxi trước khi đi ngủ có thể cung cấp nguồn canxi điều hòa lượng canxi này vào ban đêm và ngăn cản việc sử dụng canxi của xương trong cơ thể, hơn nữa canxi còn có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon.
Vì vậy, thời điểm bổ sung canxi tốt nhất là trước khi đi ngủ và giữa các bữa ăn. Trước khi đi ngủ nên có một khoảng thời gian, tốt nhất là khoảng nửa giờ, bởi vì nồng độ canxi trong máu thấp nhất vào nửa đêm và buổi sáng.
Một điểm đáng chú ý nữa là phải đủ vitamin D mới hấp thụ được canxi, tức là phải phơi nắng ít nhất 2 tiếng mỗi ngày, nếu không phải uống bổ sung vitamin D. Tôi đã gặp những người uống mãi viên canxi mà chẳng có tác dụng gì, nhất là chị em, rất sợ nắng làm hỏng da. Khi uống viên canxi, phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tránh tham lam uống quá nhiều, hãy tính khẩu phần ăn để bổ sung cho phù hợp.
Cuối cùng, tôi nhấn mạnh một lần nữa rằng, chúng ta không những cần bổ sung viên canxi, mà phải bổ sung ngay từ khi còn trẻ, nếu không về già sẽ hối hận.
Bác sĩ Trần Văn Phúc
Được thành lập năm 1998, trong suốt quá trình hình thành và phát triển Phòng khám đa khoa Bình Minh 103 Đường Giải Phóng Hà Nội được sự quan tâm, hợp tác, giúp đỡ của nhiều Giáo sư, Tiến sĩ, Chuyên viên đầu ngành, Bác sĩ tại các bệnh viện lớn của trung ương và Hà Nội.
Phòng khám Binh Minh đã phát triển vượt bậc với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinh, Tiêu hoá, Gan mật, Nội tiết -Tiểu đường, Thận tiết niệu, Nam khoa, Cơ xương khớp, Tai mũi họng...
Trong chuyên khoa Cơ xương khớp có: Tiến sĩ - Bác sĩ Nội trú Bùi Hải Bình khám bệnh vào chiều thứ 2, chiều thứ 4 và sáng thứ 7; Tiến sĩ - Bác sĩ Nội trú Hoàng Văn Dũng khám bệnh vào chiều thứ 7 và sáng Chủ nhật hàng tuần.
Xin mời tham khảo
10 cách phòng ngừa Thoái hóa Khớp
ĐỘT PHÁ MỚI TRONG ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI - LIỆU PHÁP PRP