Hội chứng Cầu thận cấp tính

Hội chứng cầu thận cấp rất dễ nhận biết. Dạng ban đầu là viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu. Nguyên nhân hay gặp ở trẻ em. Người lớn ít gặp hơn.

Đây là hội chứng có thể dẫn đến viêm cầu thận tiến triển nhanh và tới suy thận. Vì vậy việc xác định nguyên nhân là rất cần thiết để điều trị, theo dõi và tiên lượng.

1. NGUYÊN NHÂN

  • Viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn, liên cầu, tụ cầu. Viêm nội tâm mạc vi khuẩn. Sau nhiễm virus: viêm gan B, Herpes zoster.

  • Viêm cầu thận tăng sinh nguyên phát: Viêm cầu thận tăng sinh lan tỏa nguyên phát. Bệnh thận IgA. Viêm cầu thận màng tăng sinh. Bệnh Lupus đỏ hệ thống.

  • Bệnh viêm mạch: Viêm đa động mạch. Bệnh u hạt Wegener. Ban xuất huyết...

2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG

2.1. Lâm sàng:

Đặc trưng lâm sàng quan trọng là khởi phát cấp tính, thường 2 tuần sau viêm họng hoặc nhiễm khuẩn khác, bệnh nhân đột nhiên xuất hiện các triệu chứng:

  • Đái máu: Thường đái máu đại thể, nước tiểu sẫm màu như màu “coca-cola” hoặc như nước rửa thịt.

  • Thiểu niệu (đái ít), có thể xuất hiện vô niệu.

  • Phù: Thường phù nhẹ ở mặt hoặc phù ngoại biên.

  • Tăng huyết áp.

  • Triệu chứng toàn thân: Mệt mỏi, khó chịu, đau lưng là do vỏ thận căng phồng. Một số trường hợp thận có thể phù nề và rất nhạy khi thăm khám.

2.2. Cận lâm sàng:

* Nước tiểu:

  • Protein niệu thường dưới 3,5 g/24giờ. Trung bình từ 2-3 g/24giờ. Đôi khi lượng protein niệu xấp xỉ với ngưỡng của hội chứng thận hư, đặc biệt ở vài ngày đầu của bệnh.

  • Hồng cầu niệu: thường > 105/ml. Trụ hồng cầu, trụ hạt.

*Máu:

  • Thiếu máu nhẹ hoặc bình thường, ở một số bệnh nhân có thể do tình trạng giữ nước làm cho máu bị pha loãng, dẫn đến giảm số lượng hồng cầu và protein máu.

  • Urê, creatinin máu bình thường hoặc tăng nhẹ.

  • Mức lọc cầu thận, độ thanh thải creatinin thường giảm nhẹ. Giảm nghiêm trọng trong bệnh cầu thận tiến triển nhanh.

  • Điện giải máu bình thường hoặc K+ máu cao do thiểu niệu hoặc vô niệu.

3. CHẨN ĐOÁN:

  • Đái máu đại thể.

  • Tăng huyết áp.

  • Protein niệu trung bình.

  • Phù nhẹ, chủ yếu ở mặt.

  • Nước tiểu có hồng cầu, trụ hồng cầu và trụ niệu.

4. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

4.1. Tiến triển:

Tùy thuộc vào tuổi của bệnh nhân và giai đoạn tổn thương thận.

  • Ở trẻ em: tiến triển thường là tốt, 90% hồi phục hoàn toàn nhưng cũng có thể tử vong do suy tim trái, phù phổi cấp hoặc chảy máu não.

  • Ở người lớn trưởng thành: bệnh thường nặng hơn. Tỷ lệ hồi phục chỉ khoảng 50%.

  • Một số trường hợp phát triển thành viêm cầu thận tiến triển nhanh và suy thận rất nhanh.

Những trường hợp còn lại, các tổn thương cầu thận không được hồi phục nhanh và biểu hiện đái máu vi thể, tăng huyết áp, protein niệu tồn tại dai dẳng, dần dần dẫn đến viêm cầu thận mạn rồi tới suy thận mạn.

4.2. Biến chứng:

  • Suy tim trái do tăng huyết áp và giữ nước.

  • Biến chứng não: chảy máu não, phù não, co giật.

  • Suy thận cấp do thiểu niệu. Viêm cầu thận tiến triển nhanh. Có thể có hoại tử ống thận cấp.

  • Biến chứng của bệnh chính như Lupus, viêm mạch máu.

Theo Bệnh thận Nội khoa


Được thành lập từ năm 1998, Phòng khám Đa khoa Bình Minh 103 đường Giải phóng Hà Nội đã phát triển vượt bậc về chất lượng khám chữa bệnh với nhiều chuyên khoa sâu như: Tim mạch, Thần kinhTiêu hoá, Gan mậtNội tiết -Tiểu đườngThận tiết niệuNam khoaPhụ sảnCơ xương khớpTai mũi họng...

Trong chuyên khoa Thận - Tiết niệu, P.Giáo sư, Bác sĩ, Tiến sĩ  Đỗ Gia Tuyển , Trưởng khoa Thận - Tiết niệu, bệnh viện Bạch Mai; Phó trưởng Bộ môn Nội tổng hợp, Trưởng phân Môn Thận-tiết niệu, trường Đại học Y Hà Nội đang tham gia khám chữa bệnh tại Phòng khám Binh Minh vào sáng Thứ Bảy hàng tuần.

tin tức nổi bật