Đau nửa đầu do đâu

Đau đầu có thể tấn công vào bất cứ thời điểm, hoàn cảnh, với cách thức, cường độ khác nhau, trong đó phổ biến và khó chịu nhất là đau nửa đầu.

1. Đau nửa đầu (Migraine)

Đau nửa đầu thường được miêu tả bởi các triệu chứng điển hình như: đau dữ dội một bên đầu cố định hoặc không cố định, kèm theo nôn, buồn nôn, rối loạn thị giác, sợ ánh sáng và sợ tiếng động.

Tuỳ thuộc cơ địa từng người mà cường độ, mức độ, thời gian đau nửa đầu lại khác nhau. Một số người bị cơn đau nửa đầu tấn công chỉ một vài giờ, trong khi những người khác phải chịu đựng chúng trong nhiều ngày.

Có vô số các yếu tố gây kích hoạt cơn đau nửa đầu, bao gồm: căng thẳng, chế độ ăn uống, cân nặng, biến đổi thời tiết, và thậm chí là sự thay đổi nồng độ hormone. Song con đường nào khiến cho một cá thể khi sinh ra thì khoẻ mạnh nhưng đến một giai đoạn nào đó của cuộc đời lại trở thành bệnh nhân đau nửa đầu? Đa số các nghiên cứu đều chỉ ra rằng Serotonin đóng vai trò chìa khoá trong cơn đau nửa đầu.

2. Serotonin là gì?

Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh, hay “hóa chất thông tin” giúp truyền thông điệp giữa các tế bào thần kinh được mệnh danh là “ sứ giả hạnh phúc”. Serotonin chịu trách nhiệm cho việc duy trì cân bằng cảm xúc và tinh thần.Nó giúp kiểm soát tình khí, cảm nhận đau, hành vi tình dục, giấc ngủ, sự tiêu hoá, cũng như sự co dãn mạch máu. Sự thiếu hụt hormone này có thể dẫn đến sự lo âu và trầm cảm.

Những nghiên cứu gần đây khẳng định Serotonin là một chất vận chuyển tiềm năng trong bệnh đau nửa đầu. Nồng độ serotonin thấp trong não có thể dẫn đến quá trình co dãn mạch máu và kích hoạt cơn đau nửa đầu.

Khi bắt đầu cơn, serotonin được giải phóng từ các tiểu cầu làm co các động mạch trong sọ và gây nên các triệu chứng thần kinh khu trú trên lâm sàng như: nôn, buồn nôn, rối loạn thị giác… Đồng thời serotonin làm tăng tính thấm thành mạch tạo điều kiện cho các plasmakinin thoát ra ngoài gây mẫn cảm các thụ thể đau ngoài thành mạch. Tổ chức thành mạch bị phù nề, viêm vô khuẩn, sau đó serotonin bị phân huỷ ồ ạt và thải ra theo nước tiểu, làm giảm nồng độ serotonin trong máu, dẫn tới mất trương lực thành mạch, giãn các động mạch trong và ngoài sọ gây cảm giác đau đớn. Do đó khi bổ sung nồng độ serotonin sẽ giúp làm giảm chứng đau nửa đầu.

Ngoài ra, serotonin cũng được cho là làm tăng ngưỡng chịu đau của cơ thể, giúp hạn chế sự tấn công của đau nửa đầu. Những người có nồng độ thấp serotonin cũng có một ngưỡng chịu đau thấp, dễ bị tái phát cơn đau nửa đầu nhiều hơn.

3. Những yếu tố làm giảm nồng độ serotonin.

Serotonin được chuyển đổi từ tryptophan (amino acid), mà chúng ta có  được thông qua chế độ ăn uống. Tryptophan có thể được tìm thấy trong các loại thực phẩm giàu protein như thịt lợn, thịt gà, đậu, phô mai và trứng.

Trong đó, vitamin B6, kẽm, magiê, và vitamin C rất cần thiết trong quá trình chuyển đổi serotonin từ tryptophan. Khi cơ thể của bạn thiếu hụt các chất dinh dưỡng thì quá trình chuyển đổi này không thể thực hiện được, gây suy giảm nồng độ serotonin. Vì vậy hãy đảm bảo chế độ ăn uống của bạn đầy đủ trái cây, các loại rau xanh, chất béo lành mạnh và protein.

Ngoài ra, stress căng thẳng và rối loạn giấc ngủ cũng có thể là nguyên nhân làm nồng độ serotonin trong cơ thể thấp hơn ngưỡng bình thường.
 
4. 3 bước dễ dàng để tăng nồng độ Serotonin:

  • Tăng thực phẩm giàu chất tryptophan và vitamin B6 như: trứng, cá, đậu, gà, bơ, rau bina…

  • Hãy dành nhiều thời gian ở ngoài trời: Các nghiên cứu cho thấy rằng đi bộ bên ngoài có nhiều ánh sáng tự nhiên là một cách tuyệt vời để tăng cường sản xuất serotonin tự nhiên trong cơ thể.

  • Giải toả căng thẳng: Làm những gì bạn yêu thích thường xuyên hơn sẽ giúp giải toả căng thẳng nhiều hơn. Nghiên cứu cho thấy cải thiện tâm trạng có tương quan với mức độ serotonin cao trong máu. Nồng độ serotonin ổn định giúp tâm trạng tốt hơn, trong khi tâm trạng và tinh thần tốt góp phần vào sản xuất serotonin nhiều hơn.

Các bước trên sẽ hữu ích trong việc giúp cắt cơn đau nửa đầu nhanh hơn thay vì cần phải uống các thuốc làm tăng nồng độ serotonin dưới sự chỉ định và kiểm soát cảu bác sĩ. Song đây chỉ là giải pháp tức thì chữa cháy ngắn hạn. Phải làm sao để có thể hạn chế tái phát cơn đau, thời gian, cũng như cường độ cơn đau nửa đầu?.

Vấn đề đặt ra là làm sao có thể duy trì nồng độ serotonin trong máu luôn ở mức ổn định, thay vì ngồi chờ Serotonin giải phóng quá mức dẫn đến suy giảm nồng độ trong máu gây đau đầu. Tức là điều trị dự phòng tác động ngay ở pha sinh cơn, giảm giải phóng chất dẫn truyền serotonin đóng vai trò then chốt giúp giảm cường độ và tần suất tấn công của cơn đau nửa đầu.

Sưu tầm

tin tức nổi bật